trong một tôn giáo nọ, có một học thuyết gọi là nhị đế. Một cách nôm na, chúng ta có hai loại hiện thực. Một loại là hiện thực như ta đang thấy, cuộc sống của ta, mọi người, thiên nhiên, đất đai tiêu thổ, miếng ăn, quần sịp, tình yêu và bức xúc…gọi là Tục đế. Nhưng có một loại hiện thực khác vượt trên nó, gọi là chân đế. Cách hiểu của tôi với tôn giáo này có thể còn mông muội, nhưng tôi chắc là có thể đúng với văn chương. Văn chương có lẽ không phải là để tố cáo thế tục, mà là để chỉ cho người ta cách nhìn vào chân đế - cái hiện thực của chân lý kia, theo kiểu của nó. Như vậy thì câu chuyện về văn học phản ánh hiện thực hay giả tưởng gì đó… sẽ tiêu biến đi như một vấn đề không nên đặt.
nói như vậy thì chắc là quá nhiều và quá đơn điệu. nhưng đấy là chỉ dấu cho mỹ cảm của tôi khi đọc một cái gì cụ thể, như thế, ngày càng bớt phụ thuộc vào keyword, tên tác giả. Nhiều ảo tưởng tan đi. Đỡ buồn hơn khi phải nhận xét tiêu cực cho văn một người bạn lớn đã đau đớn và vất vả, cố sống cố chết để phản ánh và đối thoại với thực tại - cũng như đời thường - nhưng lại thiếu mất một cái gì đó để nhìn lên. Cái để nhìn lên không phải là một tư tưởng, một ý lớn, mà là một dòng sông rực rỡ vô hình cuồn cuộn băng đi giữa không trung, qua đó, đời sống được nhuộm sang lên trong một màu vàng châu thổ.
Đức Anh Kostroma Đọc Mai Thảo, nghĩa là ngồi trước thu phong của tiếng Việt lồng lộng. Là một nhà văn vừa được yêu mến cuồng nhiệt, lại vừa bị chê bai thậm tệ, Mai Thảo tưởng như luôn đứng ở vị trí chính giữa những thái cực: giữa viễn mơ và dấn thân, giữa chán chường cực độ và sống đời nồng nhiệt, giữa tình ái thị trường và đích thực duy mỹ, giữa màu mè và tinh mật, giữa kiệt tác và vô danh. Mai Thảo đứng giữa nhưng đi vững. Trong bài viết này, chúng tôi tập trung nhiều hơn về những gì mà ta có thể học được từ Mai Thảo, không hẳn phải về nghề viết, không hẳn phải về tư tưởng, mà là về cách một nhà văn có thể lớn hơn văn chương của họ. Mai Thảo văn chương lẽ sống Trong văn chương, không phải nhà văn lớn nào cũng cần kiệt tác. Kiệt tác hoàn toàn có thể không ứ đọng ở khuôn khổ gọn gàng và chật hẹp của một quyển sách, một ý tưởng, một câu chuyện được kể. Mai Thảo hiển nhiên sẽ khó có thể có tác phẩm được xướng tên trong bất kỳ một cuộc bình chọn có nghĩa lý nào. Mai Thảo thuộc ...
Nhận xét
Đăng nhận xét