Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Văn đàn

Cổ tích của Nguyễn Huy Thiệp

  “Sớm hôm sau, tôi bỏ đi rời khỏi thành phố. Tôi không có ai để chào từ biệt.” (Nguyễn Huy Thiệp, Con Gái Thủy Thần)   Gần đây tôi mới để tâm đến một chuyện, chắc cũng có nhiều người nghĩ đến rồi, về chuyện các nhà văn xuất thân từ nông thôn và các nhà văn xuất thân từ thành thị. Nhưng phải phân chia thế này mới đúng: các nhà văn xuất thân từ nông thôn và các nhà văn xuất thân công giáo. Những nhà văn của công giáo làm được một số điều đặc biệt, vì họ luôn có một cảm hứng kỳ khôi mà xuất thân khác không có được.       Hoài niệm nông thôn và tỷ lệ quá lớn các nhà văn nhà thơ xuất thân từ làng (gốc gác của từ “làng văn”), tạo ra cho văn học hiện đại Việt Nam một khuôn mặt, như sau: rất nhiều văn chương yêu đất nhớ quê, giàu sự cảm động, nhiều tiểu thuyết viết ra để nói xấu nhau, nhưng cũng vô cùng chân chất và khí phách khi bình luận về triết học về bản ngã, rất thích “chất đời”, rất mê tố cáo địa chủ (Tạ Duy Anh), rụt rè và hiếu kỳ trước những văn chương kỳ lạ...

Thế mà là trinh thám ư?

Nhã Nam giới thiệu bộ ba cuốn sách của Pierre Lemaitre, hai trong số đó "Alex" và "Ba ngày và một đời" được xếp vào trinh thám và bản thân tác giả cũng được giới thiệu là cây viết trinh thám hàng đầu nước Pháp (chúng ta sẽ thấy Trinh Thám của Nhã Nam luôn luôn đứng về phía của Văn học Hàn lâm, và nghĩa là kẹt giữa hai dòng. Một động tác “kéo chúng xích gần nhau”, theo như nhà văn Nguyễn Đình Tú).