Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Văn Học

VĂN CHƯƠNG NGUYỄN THỊ HOÀNG

Để nhìn nhận “một cách thuần túy văn chương” Nguyễn Thị Hoàng cũng dễ thôi: cần có một tọa độ. Trục hoành: Khi trong trường hợp người ta đã đọc một loạt: Mai Thảo, Túy Hồng, Nguyễn Thị Hoàng đủ để thấy cái kiểu hành văn như nhịp nhạc, mang theo tâm tư rối của những trai gái thành thị một thời đem nỗi buồn chung của thời cuộc để tô lên những đổ vỡ riêng tư (Ngược lại, nếu không có bộ ba này, những gì còn lại là Dương Nghiễm Mậu, Nhật Tiến, Thanh Tâm Tuyền, Bình Nguyên Lộc - một thế giới khác), đấy là trục hoành Trục tung, để hoàn thiện được trục tọa độ: đó là tiểu thuyết về tình yêu. Việt Nam có rất ít tiểu thuyết tình yêu lớn, vì thế các cuộc tình lớn sẽ ngay lập tức cho ra một tiểu thuyết lớn. Tố Tâm (Hoàng Ngọc Phách) là một chuyện tình. Lan Hữu (Nhượng Tống) là mối tình bắt cá hai tay đẹp đẽ của tuổi mười bảy. Nỗi Buồn Chiến Tranh (Bảo Ninh), sau tất cả, là một roman kể về một yêu đương bi tráng. Càng ngày cái việc này càng thắt lại, càng ngày tìm mãi đếch thấy đâu tiểu thuyết tình ...

Làn sóng Tào Đình và quá trình chu chuyển “hàng hóa” văn bản

Ngôn tình là gì và Ngôn tình có thể là những gì? Ngôn tình có đồng nghĩa với tiểu thuyết diễm tình? Nhưng trước tiên: Điều gì đã khiến dịch giả Trang Hạ chọn Tào Đình, ngay khi bản thân cô cũng biết rằng Tào Đình vào thời điểm ra sách “Xin lỗi em chỉ là con đĩ” chưa được xếp hạng trên thị trường Trung Quốc? Trong bài phỏng vấn của mình [1] , Trang Hạ giải thích như sau: “Tôi muốn tạo ra thị trường và độc giả riêng. Tôi phải đọc những bài phê bình văn học trước, từ những tạp chí như Văn tín, Văn học Trung Quốc, Thanh niên văn học …, vào những bảng xếp hạng sách. Thêm nữa, bên cạnh từ khóa chính là “cảm động”, thì đi kèm còn phải là “tiểu thuyết”, có cống hiến, được độc giả bình chọn… Chúng đưa tôi đi khá là đúng đường.”

Đoàn Giỏi, "Tiếng gọi ngàn"

Tiếng Gọi Ngàn (Truyện ngắn) Cứ vài ba tháng là bà con ấp Kèo Nèo lại rủ nhau tổ chức đi "săn hội" một lần. Bởi lâu ngày thèm thịt, ăn mãi cá tôm phát chán cũng có. Bởi thích thú được chạy nhảy đuổi bắt, hò la thỏa sức cũng có. Đối với các tay lì lợm có chút ít võ nghệ thì đó là dịp phô phang tài trí, đem gan góc ra thử thách, đối chọi với nanh vuốt các con vật rừng hung hãn nhất. Đàn ông trai tráng tích cực, tất nhiên. Mà đàn bà trẻ con yếu ớt cũng hăng hái theo phụ trợ. Bởi các con thịt lớn săn được, đều có phần chia cho từng nhà, còn con nào nho nhỏ thì gia đình ai bắt được nấy ăn. Và cũng bởi trong các câu chuyện kể ở các tiệc nhậu giỗ, nhậu cưới... thì chuyện đi săn được thực khách đứng ra biểu diễn lúc chính mình đánh nhau với ác thú, bao giờ cũng là tiết mục hấp dẫn, hồi hộp, khoái trá được mọi người hoan nghênh nhất. Mà ở cái xứ rừng heo hút của đất Gò Quao - trong những năm hai mươi của thế kỷ chúng ta đang sống đây - đã gọi là tay "võ dõng" thì nào ai...