Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Đọc

Miền sau cánh cửa

Tôi đọc hết cuốn sách trong một tối Chủ Nhật. Sự viết chân thành, tình cảm, nhưng bên trong cái bình dị, giữa những điều đọc và ngẫm lại, thấy cả một sự tôn vinh kín đáo cho một đời sống nghiêm ngắn. Nghiêm ngắn mực thước ấy lại không đến từ gò mình kỷ luật, mà là từ nếp sống xưa đã thành hình hài văn hoá. Từ một cái vui đời thường của người xích lô ghé quán bia đầu ô, một bát phở nóng Hà Nội cũ, một cuộc tìm mình trong phiên chợ Thổ Tang ba giờ sáng, tìm mình trong khói quê, từ những nhìn xem đời phà sông Mã hụt đi sau khi xây chiếc cầu, từ một thói quen hãm lại cái máu sống vội bằng cách nghĩ đến những vòng quay đĩa than ca cổ. Ở đâu cũng rõ suy tư, nỗi buồn và ý tứ của người viết: thật ra cuộc đời hay dở ở cách ta nhìn nhận, cư xử, thưởng ngoạn, và tổ chức đời ta cho nhịp nhàng, để giữ được tâm hồn nét phong lưu bền vững và có khuôn khổ.   Ngày hôm nay có bao lời mời gọi tìm vào bên trong, cân bằng, chữa lành, làm chủ cảm xúc rổn rảng và Tây Tàu... Nhưng cái đẹp cân bằng đã có ...

“Ẩn ức trắng” - màn giao hưởng những cú “turning” 🕸

Ẩn Ức Trắng có ba vụ án chính, nhưng thực tế con số phải là năm. Với chỉ hơn 300 trang nhưng trình ra một hệ thống nhân vật không hề đơn giản, với nhiều mối quan hệ chằng chịt.

Thế mà là trinh thám ư? (2): El Club Dumas

Ta cần thấy những gì vốn tưởng là bản chất, thì lại không phải. Đã rất nhiều lầm tưởng xảy ra, rằng án mạng - thám tử - tình nghi là những gì quyết định văn học trinh thám. Việc đọc cũng đi tong cũng chỉ vì tưởng: rất không ít người đọc Việt Nam chỉ đi chăm chăm dán nhãn cho tác phẩm, bằng những tiêu chuẩn rất vớ vẩn - đa phần từ các nhà nghiên cứu mà ra. Nhưng các nhà nghiên cứu, đặc biệt là nhà nghiên cứu trinh thám, đặc biệt hơn nữa là từng làm luận văn thạc sỹ về văn học trinh thám, thì càng ít biết về trinh thám. Tính hài hước, chính xác hơn là giễu cợt (parodie), là một yếu tố rất rất quan trọng của trinh thám, kể cả là trinh thám đen. 

Tiếng gọi ngàn

Đoàn Giỏi (1925 - 1989) Khi đọc xong Tiếng Gọi Ngàn , tôi chợt nảy ra hai ý nghĩ. Ý nghĩ thứ nhất, lờ mờ nhưng lại rõ ràng: tôi đã từng đọc nó, vào khoảng năm 2008 hay 2010 - ở một tiệm sách cũ, thời điểm đó, gần như không có ấn tượng gì lắm. Ý nghĩ thứ hai, một điều gì đó lôi tôi về trang đầu của tập truyện ngắn cùng tên. Tôi cảm thấy cần phải đọc tất cả các truyện trong tuyển tập đó: Cây Đước Cà Mau, Chim Bay Trên Trời Hà Nội, Chuyến Xe Thổ Mộ Ngày Giáp Tết và Rừng Đêm Xào Xạc. Và tôi đã linh cảm đúng, Tiếng Gọi Ngàn có một vị trí khác, nó gần như không đại diện cho tập truyện. Nó chẳng đại diện cho điều gì cả, ngoại trừ chính giá trị văn chương của nó. 

Thế mà là trinh thám ư?

Nhã Nam giới thiệu bộ ba cuốn sách của Pierre Lemaitre, hai trong số đó "Alex" và "Ba ngày và một đời" được xếp vào trinh thám và bản thân tác giả cũng được giới thiệu là cây viết trinh thám hàng đầu nước Pháp (chúng ta sẽ thấy Trinh Thám của Nhã Nam luôn luôn đứng về phía của Văn học Hàn lâm, và nghĩa là kẹt giữa hai dòng. Một động tác “kéo chúng xích gần nhau”, theo như nhà văn Nguyễn Đình Tú).

Diệt vong

Không nên giật tít vì giật tít là giả dối. (Tuy không giật tít, ở khía cạnh tỏ ra giản dị, cũng là giả dối). Yêu đời? Đương nhiên, nên như thế. Nhưng trong một phút giây nào đấy, ta có căm ghét cuộc sống của mình không? Cái đó thường xảy ra, thậm chí xảy ra vào lúc hoàn toàn bình ổn (không phải lúc ta phát hiện ra người thân nào đó của mình chỉ là một kẻ nịnh bợ hoặc hóa ra ta chính là con ông chú ruột). Sự căm ghét không phải là với cái đáng để ghét, mà là với những cái ta vẫn ca tụng là điều bình thường giản dị. Ghét vợ, ghét người thân, ghét cái áo đang mặc, ghét cái tư thế ngồi xe của ông chú và ghét chính mình. Sự căm ghét cuộc sống không phải là một thái độ, nó là một thăng hoa: khi phát hiện ra cái khía cạnh đáng căm ghét của đời sống. Trước hết, tôi vẫn thấy rằng (sau bao nhiêu trầy trật), một văn chương tốt (đặc biệt là tiểu thuyết) là một văn chương biết đến chừng mực của chính nó. Nói thẳng ra, nó phải biết kể chuyện, phải có quy tắc nhất định. Nhưng trên đời khôn...

Cái nhìn về những cái nhìn: Sử học của cơ thể hay Sự thống trị của nam giới

Rất lâu rồi từ cuốn Tri Thức Khách Quan (K. Popper), Những Huyền Thoại (Barthes), Kafka – vì một nền văn học thiểu số (Gilles và Deleuze) và Sự kiến tạo xã hội về thực tại (Peter L . Berger) mới đọc được một cuốn hay. Cuốn này: