Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Đọc lại

Miền sau cánh cửa

Tôi đọc hết cuốn sách trong một tối Chủ Nhật. Sự viết chân thành, tình cảm, nhưng bên trong cái bình dị, giữa những điều đọc và ngẫm lại, thấy cả một sự tôn vinh kín đáo cho một đời sống nghiêm ngắn. Nghiêm ngắn mực thước ấy lại không đến từ gò mình kỷ luật, mà là từ nếp sống xưa đã thành hình hài văn hoá. Từ một cái vui đời thường của người xích lô ghé quán bia đầu ô, một bát phở nóng Hà Nội cũ, một cuộc tìm mình trong phiên chợ Thổ Tang ba giờ sáng, tìm mình trong khói quê, từ những nhìn xem đời phà sông Mã hụt đi sau khi xây chiếc cầu, từ một thói quen hãm lại cái máu sống vội bằng cách nghĩ đến những vòng quay đĩa than ca cổ. Ở đâu cũng rõ suy tư, nỗi buồn và ý tứ của người viết: thật ra cuộc đời hay dở ở cách ta nhìn nhận, cư xử, thưởng ngoạn, và tổ chức đời ta cho nhịp nhàng, để giữ được tâm hồn nét phong lưu bền vững và có khuôn khổ.   Ngày hôm nay có bao lời mời gọi tìm vào bên trong, cân bằng, chữa lành, làm chủ cảm xúc rổn rảng và Tây Tàu... Nhưng cái đẹp cân bằng đã có ...

VĂN CHƯƠNG NGUYỄN THỊ HOÀNG

Để nhìn nhận “một cách thuần túy văn chương” Nguyễn Thị Hoàng cũng dễ thôi: cần có một tọa độ. Trục hoành: Khi trong trường hợp người ta đã đọc một loạt: Mai Thảo, Túy Hồng, Nguyễn Thị Hoàng đủ để thấy cái kiểu hành văn như nhịp nhạc, mang theo tâm tư rối của những trai gái thành thị một thời đem nỗi buồn chung của thời cuộc để tô lên những đổ vỡ riêng tư (Ngược lại, nếu không có bộ ba này, những gì còn lại là Dương Nghiễm Mậu, Nhật Tiến, Thanh Tâm Tuyền, Bình Nguyên Lộc - một thế giới khác), đấy là trục hoành Trục tung, để hoàn thiện được trục tọa độ: đó là tiểu thuyết về tình yêu. Việt Nam có rất ít tiểu thuyết tình yêu lớn, vì thế các cuộc tình lớn sẽ ngay lập tức cho ra một tiểu thuyết lớn. Tố Tâm (Hoàng Ngọc Phách) là một chuyện tình. Lan Hữu (Nhượng Tống) là mối tình bắt cá hai tay đẹp đẽ của tuổi mười bảy. Nỗi Buồn Chiến Tranh (Bảo Ninh), sau tất cả, là một roman kể về một yêu đương bi tráng. Càng ngày cái việc này càng thắt lại, càng ngày tìm mãi đếch thấy đâu tiểu thuyết tình ...

Tiếng gọi ngàn

Đoàn Giỏi (1925 - 1989) Khi đọc xong Tiếng Gọi Ngàn , tôi chợt nảy ra hai ý nghĩ. Ý nghĩ thứ nhất, lờ mờ nhưng lại rõ ràng: tôi đã từng đọc nó, vào khoảng năm 2008 hay 2010 - ở một tiệm sách cũ, thời điểm đó, gần như không có ấn tượng gì lắm. Ý nghĩ thứ hai, một điều gì đó lôi tôi về trang đầu của tập truyện ngắn cùng tên. Tôi cảm thấy cần phải đọc tất cả các truyện trong tuyển tập đó: Cây Đước Cà Mau, Chim Bay Trên Trời Hà Nội, Chuyến Xe Thổ Mộ Ngày Giáp Tết và Rừng Đêm Xào Xạc. Và tôi đã linh cảm đúng, Tiếng Gọi Ngàn có một vị trí khác, nó gần như không đại diện cho tập truyện. Nó chẳng đại diện cho điều gì cả, ngoại trừ chính giá trị văn chương của nó. 

Chí Phèo trong cái nhìn về giới

Hiếm có ở tác phẩm nào mà thế giới phụ quyền, nam quyền bị lung lay dữ dội như ở Chí Phèo.