Phật Giáo rất rộng và nhiều tông phái. Phật Giáo Thượng toạ bộ hướng đến việc giác ngộ của cá nhân, thông qua giữ giới. Cái chân lý mình phải tự tìm trong nỗ lực của chính mình, với mình và cho mình mà thôi. Mình gánh được mình, hiểu được đã là cứu cánh. Đại Thừa thì lại hướng tới cứu nhân độ thế, lan truyền và tạo ảnh hưởng Phật Giáo, và có tính cách cộng đồng, ta trở thành Bồ Tát của mọi người và trên đầu ta có Phật. Phật cho bản thân và Phật cho những kẻ khốn cùng khác. Thế nên theo hiểu biết nông cạn của mình, việc tu tập mỗi tông phái một khác, vì lý tưởng và mục đích khác nhau. Người tu thiền tông tìm luyện trực giác để đạt giác ngộ. Thượng toạ bộ thì tu theo hạnh đầu đà, giữ giới một cách quyết liệt, cực đoan. Người thì quản lý những ngôi chùa lớn nhỏ. Cái khổ hạnh của mỗi người một kiểu, nhưng tôi chắc chắn rằng đều lớn. Có một người chân tu là một hình ảnh đẹp, nhất là trong thời đại mà con người hoang mang và khắc khoải cá nhân, thời đại mà bản thân mình đang là vấn đề to nhất của chính mình, làm sao chiến thắng được con người ì ạch, bất ổn, tạp niệm và quá nhiều mục tiêu của mình. Nhưng không có các Chùa lớn, hoạt động lễ nghi nghiêm cẩn, thì không có để dân chúng kính nể, tôn trọng và lan truyền được tôn giáo đó. Vậy mỗi người tu là một cõi khác nhau, ta cần tôn trọng tất cả, và chủ yếu là để cho ta thôi. Thực tế chính là phóng chiếu của ta ra ngoài, trong bạn có một vị đầu đà và cũng có một vị hoà thượng Bắc Tông, chỉ là khi nào bạn ghét ai và thiên vị ai.
Ngày trước mình luôn tưởng 100% chắc chắn tao là người tốt rồi chúng mày ơi. Nhưng trong những năm gần đây, mình nhận ra không phải như vậy. Ngay cả cái lúc mà vẫn đang làm một việc tốt, nhưng là trên tinh thần trả thù một việc cũ. Vào lúc nào cần vặt vãnh mình cũng vặt vãnh không thua bất cứ ai. Cũng nhưu ta yêu quý một mẫu người nào đó chỉ là vì căm thù một mẫu người khác. Sự yêu hoàn toàn có thể nằm trên căn bản của sự thù ghét, và một việc tốt nào đó hoàn toàn có thể có cốt lõi là lưu manh, mà ta không nhận ra. Ngày trước mình thường nghĩ người nhà mình hay làm các hoạt động tế lễ ở Chùa làng là chả cần thiết, vì các cụ thường nói tu tại gia thì tốt nhất, xong thực ra nếu chẳng có những tế lễ như vậy, ngôi làng mất ngay đi chút bản sắc còn lại sau lần đô thị hoá. Thời đại cá nhân làm ta hiểu sai cái tôn ti cần thiết mà vô cùng nguyên thuỷ của bầy người.
Trong các tình cảm, sự ghét là bí ẩn hơn tất cả. Không biết bạn có nhận ra có không ít người muốn bạn biến ngay khỏi thế giới này. Nhưng nhiều hơn cả là cấp độ nhẹ hơn: có quá nhiều người chán ghét sự hiện diện của bạn, muốn lảng tránh hình ảnh, tiếng nói và hơi thở của bạn. Muốn vờ như bạn vô hình. Mình từng bị như vậy và có lần mình đem chuyện đó đi hỏi một tu sỹ. Tu sỹ ấy bảo, đại ý bản thân mình cũng thế thôi cũng không hơn được kẻ ghét mình, nếu gặp đúng đối tượng mình cũng ghét như bát nước đổ đi. Điều quan trọng là dùng cái yêu ghét đó soi về bản thân và luyện tập để - không phải là xoá trừ nó, mà là quản lý được nó như quản lý một gia nhân. Cái mình yêu cũng là mình và cái mình ghét cũng là mình. Chỉ có mình mà thôi. Để rồi bước ra cuộc sống thấy thông cảm được cho cảm xúc của mọi người. Giờ mình ngẫm lại trong lời nói của anh tu sỹ có cả Phật Giáo Bắc Tông và Nam Tông.
Hôm trước, mình đọc lại Giăng Lưới Bắt Chim của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, ông nói lịch sử một dân tộc giống như một đoàn người đi trên con đường tìm đạo. "
x
Ngày trước mình luôn tưởng 100% chắc chắn tao là người tốt rồi chúng mày ơi. Nhưng trong những năm gần đây, mình nhận ra không phải như vậy. Ngay cả cái lúc mà vẫn đang làm một việc tốt, nhưng là trên tinh thần trả thù một việc cũ. Vào lúc nào cần vặt vãnh mình cũng vặt vãnh không thua bất cứ ai. Cũng nhưu ta yêu quý một mẫu người nào đó chỉ là vì căm thù một mẫu người khác. Sự yêu hoàn toàn có thể nằm trên căn bản của sự thù ghét, và một việc tốt nào đó hoàn toàn có thể có cốt lõi là lưu manh, mà ta không nhận ra. Ngày trước mình thường nghĩ người nhà mình hay làm các hoạt động tế lễ ở Chùa làng là chả cần thiết, vì các cụ thường nói tu tại gia thì tốt nhất, xong thực ra nếu chẳng có những tế lễ như vậy, ngôi làng mất ngay đi chút bản sắc còn lại sau lần đô thị hoá. Thời đại cá nhân làm ta hiểu sai cái tôn ti cần thiết mà vô cùng nguyên thuỷ của bầy người.
Trong các tình cảm, sự ghét là bí ẩn hơn tất cả. Không biết bạn có nhận ra có không ít người muốn bạn biến ngay khỏi thế giới này. Nhưng nhiều hơn cả là cấp độ nhẹ hơn: có quá nhiều người chán ghét sự hiện diện của bạn, muốn lảng tránh hình ảnh, tiếng nói và hơi thở của bạn. Muốn vờ như bạn vô hình. Mình từng bị như vậy và có lần mình đem chuyện đó đi hỏi một tu sỹ. Tu sỹ ấy bảo, đại ý bản thân mình cũng thế thôi cũng không hơn được kẻ ghét mình, nếu gặp đúng đối tượng mình cũng ghét như bát nước đổ đi. Điều quan trọng là dùng cái yêu ghét đó soi về bản thân và luyện tập để - không phải là xoá trừ nó, mà là quản lý được nó như quản lý một gia nhân. Cái mình yêu cũng là mình và cái mình ghét cũng là mình. Chỉ có mình mà thôi. Để rồi bước ra cuộc sống thấy thông cảm được cho cảm xúc của mọi người. Giờ mình ngẫm lại trong lời nói của anh tu sỹ có cả Phật Giáo Bắc Tông và Nam Tông.
Hôm trước, mình đọc lại Giăng Lưới Bắt Chim của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, ông nói lịch sử một dân tộc giống như một đoàn người đi trên con đường tìm đạo. "
x
Nhận xét
Đăng nhận xét