Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn ANTG

Ám ảnh “Con nhà người ta” và Áp lực đồng trang lứa

  (Bài đã đăng An Ninh Thế Giới Giữa Tháng - số tháng 05/2022) Một trong những thuật ngữ của ngành khoa học tâm lý vốn đầy tính chuyên ngành: “Áp lực đồng trang lứa” (Peer Pressure) bỗng nhiên thịnh hành thời gian gần đây, nhận được sự quan tâm của cả phụ huynh lẫn các bạn trẻ. Loại áp lực quen thuộc có thể gây hậu quả lớn Áp lực đồng trang lứa nghĩa là một dạng sức ép tâm lý, dẫn đến các biểu hiện tiêu cực. Sức ép này có nguồn gốc từ việc bị chính bản thân mình hoặc người khác - nhất là gia đình - so sánh với bạn bè cùng trang lứa. Sự so sánh ở đây là về ngoại hình, của cải, năng lực (học tập, làm việc) lẫn xuất thân hoặc thành tựu, với tần suất liên tục, và hầu như là để dè bỉu, hạ thấp đối tượng. Áp lực đồng trang lứa xuất hiện ở tất cả các lứa tuổi, tuy nhiên biểu hiện nặng nhẹ sẽ khác nhau. Trẻ mầm non, mẫu giáo dễ có biểu hiện tiêu cực như giận dỗi, thậm chí là gây gổ với những đứa trẻ khác, được cha mẹ chúng yêu thương hơn, thường là anh chị em họ trong gia đình. Với những h...

“Chiến lược cuộc đời” - dấu hỏi thế giới đa nhiệm

 (Bài đã đăng An Ninh Thế Giới giữa tháng - số tháng 3-2022) Cơn sốt trong tương lai gần của trái đất chúng ta sẽ không phải chỉ là dịch bệnh, chiến tranh, chuyển nhượng bóng đá   hay giá dầu mỏ, mà sẽ là sốt… ruột. Đối diện với một thế giới đa nhiệm, từng phút giây yêu cầu ta phải cập nhật, xử lý công việc tức thời, và muôn vàn căng thẳng, có lẽ việc đáng làm nhất của chúng ta là ngồi lại bên ly trà sáng - không phải để quay tiktok - mà là để nhìn lại chính mình, trong một kỹ nghệ lớn lao của đời sống. Đó là tổ chức chiến lược cuộc đời.   Quy hoạch năng lượng sống   Frédéric Beigbeder - một nhà văn hài hước của nước Pháp đương đại - rất cực đoan trong quan điểm rằng người thì tiến hoá từ vẹt chứ không phải tinh tinh. Ông không ngừng ngạc nhiên về bản tính “ngồi lê đôi mách” và ưa hóng chuyện của “homo sapiens”. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng tình hình không đến nỗi tệ như vậy. Việc mất thời gian quý báu vào những chuyện tán gẫu hay hóng chuyệ...

“Tinh anh phát tiết” hay Ẩn ức trong nghệ thuật

  Bài trước: TIÊU HOÁ ẨN ỨC CÁCH NÀO? (ANTG Giữa tháng số tháng 9/2021) Giữa nghệ thuật và những ẩn ức cá nhân có một mối quan hệ không hề dễ khái quát. Mối quan hệ ấy phức tạp hơn cả cách hiểu đơn thuần là cái này làm nên cái kia, hay ngược lại. Vì thế, so với con người bình thường xưa nay đã mang một nhân tâm đầy rẫy bí ẩn, thì thế giới của “con người nghệ thuật” còn kì bí hơn gấp nhiều lần. Ẩn ức có quan trọng với nghệ thuật? Tại sao một số nhà văn lại viết và nghĩ quá nhiều những chuyện không phải của họ, những hoạ sỹ lại vẽ điên cuồng, những diễn viên sa đoạ vì không thoát nổi vai diễn và có những người sẽ tự sát nếu không được chơi nhạc? Tại sao đại văn hào Áo Thomas Bernhard lại có thể nguyền rủa, mỉa mai trong suốt mấy trăm trang dài trong “Diệt Vong” như vậy, trở thành một kiệt tác của sự căm thù? Trong dân gian luôn lưu truyền cái nhìn rất ngộ nghĩnh về những nghệ sỹ: họ khác đời, họ lập dị và họ “hâm”. Nhưng cái hâm của họ chứa một chút gì đấy siêu nhiên và hấp ...

TIÊU HOÁ ẨN ỨC CÁCH NÀO?

(Bài đã đăng ANTG cuối tháng 7/2021)   Sự khác biệt kinh điển giữa lý thuyết và thực tế luôn chỉ nằm ở một biến số: con người. Và đó là lý do vì sao, sau tất cả, mọi công cụ quản trị, mọi tư duy dù tốt đến đâu về một công việc cũng luôn luôn không “chọc” được vào cái chỗ bí hiểm nhất của sự sản xuất cũng như sinh tồn, đấy là sự khác biệt giữa từng cá thể. Vì thiên thời hay địa lợi đều có thể khái quát hoá được, còn con người thì không.    Kết quả là, dẫu cho sách self-help tạm thời làm cho chúng ta tưởng rằng vẫn có công thức áp dụng cho việc thay đổi bản thân hay quản lý người khác nhằm tạo ra hiệu suất lao động, thì như bạn thấy đấy, cuối cùng chẳng có gì thay đổi, ngoại trừ việc số đầu sách Self-help về đề tài đó cứ tăng lên mỗi năm.  Chúng ta vẫn thường nói con người khác nhau ở những điều cơ bản tính cách hay sở thích, hay xu hướng...nhưng đứng đằng sau tất cả những điều ấy, ở một tâng cơ bản hơn, có một yếu tố chi phối và kích hoạt chúng. Yếu tố này tạo nên tín...