Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Philosophy

Định nghĩa Chơi - Kim Định

Đa Minh Lương Kim Định (trích từ Phong Thái An Vi) ĐỊNH NGHĨA CHƠI 1. Ta thường hiểu chơi là không làm gì. Đó là nghĩa thấp nhất. Chơi cũng hiểu là giải trí để làm việc tốt hơn. Nghĩa này cũng còn tiêu cực tuy nhiên đã cần thiết vì nó làm nên nhịp âm đối với làm là nhịp dương. Sự thực chơi có nghĩa bao la và rất tích cực gồm cả văn hóa và siêu linh. Ta quen nói chơi đàn, chơi nhạc, chơi cờ, chơi chữ, nó chơi tôi...những chữ chơi đó nói lên sự bao la lớn rộng cũng như nét vi tế của chữ chơi, mà sau đây ta sẽ xét qua. 2. Trước hết chơi là một biểu lộ của sự sống có tính cách nội khởi, tự động, phổ biến. Chơi không những có ở nơi người, chơi còn có cả trong con vật. Hãy xem quanh ta nào mèo, nào chó, ôi thôi nó chơi, nó giỡn tưng bừng.Bò, heo, gà, vịt đều chơi cả. Thế là ta biết chơi gắn liền với sống, sống càng mạnh chơi càng nhiều. 3. Chơi còn là một biểu lộ rất sớm; nơi con người nó xuất hiện ít tháng sau khi sinh. Chơi choán trọn mấy năm đầu, chưa làm cái chi khác nhưng đã có chăng ch...

Triết

  Dạo gần đây khi mất ngủ giữa đêm, tôi đâm ra đọc lại triết học. Đọc mỗi thứ một chút, nhớ ra gì đọc đó, cả đông tây, cả trên web. Cuộc đọc lần này không phải vì tò mò như của thời hai mươi, hay để đua với chữ cho bằng phân ai, cũng không phải là xem bản chất của bất cứ điều gì, đơn giản là đọc vì thấy cần thiết một hướng tìm ra cách suy tư vui vẻ và hài hoà về ý nghĩa sống của mình. Đúng ra thì con người chẳng cần phải đọc gì để có được chân lý của chính họ. Cho nên cũng chẳng cao siêu gì đâu: những kẻ còn phải đọc là vì còn khổ sở. Đầy người sống rất lạc quan và đơn giản. Hegel (hoặc Lương Kim ĐỊnh bịa ra) dùng một từ là “sự đau khổ của Civilisation Parlante”: tức là - trông thế thôi - đây là thời bi kịch của nền văn minh nói. Nhiều sách vở, lắm lý lẽ, con người lúc nào cũng hoảng hốt. Cuộc đọc êm dịu vì diễn ra với đêm. Khổ nhất là phải đọc triết học bằng tinh thần nghiên cứu - điều tôi đã cố làm trong suốt tuổi trẻ. Nhưng tất nhiên, lúc ấy cũng có một kiểu hạnh phúc bồng bột...

[Phần 2] Về những vùng lõm thực tại: khảo sát ý niệm “thế giới” từ lý thuyết Alfred Schutz

Đức Anh Kostroma  (Viết từ Hà Nội) Xem phần 1  (tiếp) Vẫn còn một khái niệm trong bảng trên chưa được xét đến. Để tránh sự phức tạp của việc phải thám cứu sâu vào ký hiệu học văn hóa của Lotman (điều nằm ngoài mục đích của bài viết này) nhằm minh định các hệ thống làm nên một thực thể văn bản, chúng ta tập trung vào một loại ranh giới quan trọng và có liên đới đến triết học của Alfred Schutz: các khung khổ . Khung khổ (frame) của Lotman là loại ranh giới  phân định giữa cái là thế giới văn bản nghệ thuật và cái là thế giới bên ngoài văn bản hoặc thế giới một văn bản nghệ thuật khác, tương đương với ý niệm “đường biên” của Schutz. Đối với Schutz, tương quan giữa bên trong một sub-universe và thực tại bên ngoài đời sống tồn tại một đường biên (borders). Nhưng ý niệm về một đường biên như vậy cũng có thể được sử dụng trong tương quan hai sub-universe với nhau. Chính Lotman đã làm điều này: ông coi cái khung tranh là đường biên của thế giới nghệ thuật trong bức tranh. Xa hơn...