Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Nghiên cứu

Mai Thảo một tinh cầu

Đức Anh Kostroma  Đọc Mai Thảo, nghĩa là ngồi trước thu phong của tiếng Việt lồng lộng. Là một nhà văn vừa được yêu mến cuồng nhiệt, lại vừa bị chê bai thậm tệ, Mai Thảo tưởng như luôn đứng ở vị trí chính giữa những thái cực: giữa viễn mơ và dấn thân, giữa chán chường cực độ và sống đời nồng nhiệt, giữa tình ái thị trường và  đích thực duy mỹ, giữa màu mè và tinh mật, giữa kiệt tác và vô danh. Mai Thảo đứng giữa nhưng đi vững. Trong bài viết này, chúng tôi tập trung nhiều hơn về những gì mà ta có thể học được từ Mai Thảo, không hẳn phải về nghề viết, không hẳn phải về tư tưởng, mà là về cách một nhà văn có thể lớn hơn văn chương của họ. Mai Thảo văn chương lẽ sống Trong văn chương, không phải nhà văn lớn nào cũng cần kiệt tác. Kiệt tác hoàn toàn có thể không ứ đọng ở khuôn khổ gọn gàng và chật hẹp của một quyển sách, một ý tưởng, một câu chuyện được kể. Mai Thảo hiển nhiên sẽ khó có thể có tác phẩm được xướng tên trong bất kỳ một cuộc bình chọn có nghĩa lý nào. Mai Thảo thuộc ...

Làn sóng Tào Đình và quá trình chu chuyển “hàng hóa” văn bản

Ngôn tình là gì và Ngôn tình có thể là những gì? Ngôn tình có đồng nghĩa với tiểu thuyết diễm tình? Nhưng trước tiên: Điều gì đã khiến dịch giả Trang Hạ chọn Tào Đình, ngay khi bản thân cô cũng biết rằng Tào Đình vào thời điểm ra sách “Xin lỗi em chỉ là con đĩ” chưa được xếp hạng trên thị trường Trung Quốc? Trong bài phỏng vấn của mình [1] , Trang Hạ giải thích như sau: “Tôi muốn tạo ra thị trường và độc giả riêng. Tôi phải đọc những bài phê bình văn học trước, từ những tạp chí như Văn tín, Văn học Trung Quốc, Thanh niên văn học …, vào những bảng xếp hạng sách. Thêm nữa, bên cạnh từ khóa chính là “cảm động”, thì đi kèm còn phải là “tiểu thuyết”, có cống hiến, được độc giả bình chọn… Chúng đưa tôi đi khá là đúng đường.”