Chuyển đến nội dung chính

“Ẩn ức trắng” - màn giao hưởng những cú “turning” 🕸


Ẩn Ức Trắng có ba vụ án chính, nhưng thực tế con số phải là năm. Với chỉ hơn 300 trang nhưng trình ra một hệ thống nhân vật không hề đơn giản, với nhiều mối quan hệ chằng chịt.

Tôi đọc Ẩn Ức Trắng sớm vì tôi linh cảm nó sẽ có một vị trí đáng kể trong lịch sử trinh thám Việt (nếu có lịch sử này). Đừng vội, tôi sẽ trả lời rất rõ ở cuối bài, ta phải biết câu kéo chứ? Linh cảm của tôi không hề nói dối: lần đầu tiên chúng ta có một Modern Crime Fiction chính hiệu, không phải Psycho Thriller (dòng sách của tôi) hay Mystery nữa, càng không phải mượn yếu tố trinh thám để trình bày này nọ. Đây chính là điều độc giả mong chờ: trinh thám Việt Nam cần - trước hết, trước khi yêu cầu cao hơn - một dạng tác phẩm với những ý tưởng clear, bố cục gọn gàng và bám sát những mô-típ trinh thám hiện đại đang thịnh hành trên thế giới. Một tác phẩm như Ẩn Ức Trắng có thể trở thành một khuôn mẫu kinh điển.

Ẩn Ức Trắng có ba vụ án lớn. Tất cả đều chưa xảy ra khi timeline của truyện bắt đầu. Hung thủ - một tên tâm thần trốn viện - đang đi truy sát những người tình cũ. Nhiệm vụ của lực lượng chức năng là ngăn chặn. Không dễ vì hắn thông minh và có biệt tài giả giọng. Nhưng khi bước chân vào câu chuyện, mọi thứ không đơn giản CHỈ như thế. Góc nhìn của người kể chuyện thay đổi liên tục, cùng hướng điều tra của cơ quan an ninh. Và ở đây, ta sẽ chỉ ra được (một trong những) điểm hay nhất của Ẩn Ức Trắng: những pha turning.

Trước hết, xin xem lại bài: CỐT TRUYỆN: TWIST AND TURN của tôi 

 Ảnh: Dannyd.art

Một tác phẩm trinh thám có nhiều turning, chắc chắn sẽ có độ an toàn cao. Để xây dựng một turning, câu chuyện phía sau phải chứa một dung tích rất lớn các thông tin. Các viên thám tử liên tục phán đoán dựa vào những tin mới nhận được, người viết chuyện khéo léo đi thật sâu vào những phán đoán ấy, làm cho nó gần như thật, trước khi tiết lộ những thông tin/sự kiện hoàn toàn mới; làm ta phải nghĩ lại. Khi ấy lượng thông tin người đọc nhận được sẽ rải rác trong toàn bộ cốt truyện. Ẩn Ức Trắng đã tối ưu phương án này, và từ ấy, người đọc sẽ không quá vất vả để theo dõi một câu chuyện tương đối phức tạp. Các tác phẩm có turning tốt ta thường thấy ở trinh thám Latin hoặc Nhật Bản.

Ẩn Ức Trắng sử dụng một cấu trúc “nhà ống”: toàn bộ truyện là những gian buồng nối nhau của một liên hoàn án, nhưng được kể riêng rẽ, cho đến khi hung thủ thất bại. Đây là cách mà Cornell Woolrich đã làm và rất thành công, định hình luôn kiểu viết của ông. Nhưng Ẩn Ức Trắng làm được nhiều hơn thế.

Một vụ án lớn - thậm chí có thể đứng riêng ra như một truyện ngắn - xuất hiện ngay giữa cao trào của truyện, khiến các hướng đi khác (bao gồm hướng đi đang sáng cửa nhất, lúc ta đã cầm trên tay quân 2 cơ) bỗng sập cửa lại. Vụ án ấy mở ra một mấu chốt, nhưng chính nó lại cũng là một hộp khoá to đùng khó giải khác.

Tôi rất ít thấy (không phải không có) một tác phẩm trinh thám, dùng chính một vụ án hóc búa để làm climax - điểm cao trào (thường ở chỗ này sẽ là the last battle), và phải giải vụ án đó để kiếm được chìa khoá cho toàn bộ câu chuyện. Đến đây, Ẩn Ức Trắng đóng góp một sáng tạo không nhỏ cho trinh thám thế giới. Tôi nói không ngoa đâu.

Ở đây, những yếu tố lớn của Keigo (ảnh hưởng của ông ấy đối với tác giả Kim Tam Long) bắt đầu rõ nét hơn: ta được đọc một dạng Ác Ý thu nhỏ, lồng ngay trong một hồi truyện, lại rất hiểm khi câu chuyện đã sắp khép lại, khi các twist thậm chí đã xong xuôi. Câu chuyện đến tận những trang cuối vẫn được turn sang một hướng khác, và giúp nâng tầm ý nghĩa của nó. Nếu không có cú turn này, rất khó để nói cuốn thứ hai của Trắng Series này có thành công hay không: một trò chơi mà tác giả đã chơi đến cùng, và chơi đẹp.

Bây giờ tôi sẽ trả lời câu hỏi: Tại sao Ẩn Ức Trắng sẽ có một vị trí đàng hoàng nếu kiểm lại lịch sử genre-fiction Việt Nam? Ấy là vì sự ra đời của nó là kết quả của cả một thế hệ người đọc, nơi ta nhìn thấy sự tương tác giữa tác giả và độc giả có thể mang lại hiệu quả cao như thế nào, và nữa, sự ảnh hưởng của các nhà văn lớn trên thế giới - mới chỉ được giới thiệu chục năm trở lại đây - đã hắt bóng lên các tác giả Việt ra sao.
———-


Hết Review. Chân thành Hy vọng quý vị đọc kĩ, đừng tua xuống mà xem điểm, sẽ thất vọng đấy vì chẳng bao giờ tôi chấm điểm.

NOTICE: Tôi đã gặp tác giả Kim Tam Long và chúng tôi cùng một vài cộng sự khác đã có một video ra mắt nho nhỏ cho sách. Tôi nghĩ cuốn này xứng đáng, tác giả sẽ có một vài chia sẻ thú vị với quý bạn độc giả. 

Ẩn Ức Trắng nếu thành công sẽ là tín hiệu rất mừng của lĩnh vực văn chương này của chúng tôi. Tôi muốn bày tỏ rằng các tác phẩm trinh thám Việt không thua gì các tác phẩm nước ngoài, nhất là đối với những ai đã từng chán lè lưỡi với một số ông bà tác giả rất cao quý vì được “bầu show” New York Times đánh bóng.

22/3/2020

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Mai Thảo một tinh cầu

Đức Anh Kostroma  Đọc Mai Thảo, nghĩa là ngồi trước thu phong của tiếng Việt lồng lộng. Là một nhà văn vừa được yêu mến cuồng nhiệt, lại vừa bị chê bai thậm tệ, Mai Thảo tưởng như luôn đứng ở vị trí chính giữa những thái cực: giữa viễn mơ và dấn thân, giữa chán chường cực độ và sống đời nồng nhiệt, giữa tình ái thị trường và  đích thực duy mỹ, giữa màu mè và tinh mật, giữa kiệt tác và vô danh. Mai Thảo đứng giữa nhưng đi vững. Trong bài viết này, chúng tôi tập trung nhiều hơn về những gì mà ta có thể học được từ Mai Thảo, không hẳn phải về nghề viết, không hẳn phải về tư tưởng, mà là về cách một nhà văn có thể lớn hơn văn chương của họ. Mai Thảo văn chương lẽ sống Trong văn chương, không phải nhà văn lớn nào cũng cần kiệt tác. Kiệt tác hoàn toàn có thể không ứ đọng ở khuôn khổ gọn gàng và chật hẹp của một quyển sách, một ý tưởng, một câu chuyện được kể. Mai Thảo hiển nhiên sẽ khó có thể có tác phẩm được xướng tên trong bất kỳ một cuộc bình chọn có nghĩa lý nào. Mai Thảo thuộc ...

Tiểu thuyết “Nhân sinh kép sống hai cuộc đời” đạt giải thưởng của Hội Nhà Văn Việt Nam 2023

    Toàn văn thông tin từ báo Văn nghệ trẻ Ngày 27.12.2023, Chủ tịch Nguyễn Quang Thiều đã ký quyết định số 84/ QĐ-HVV công bố Giải thưởng Tác giả trẻ Hội Nhà văn Việt Nam 2023 cho tiểu thuyết   Nhân sinh kép sống hai cuộc đời   của tác giả Đức Anh, với số tiền được trao là 30 triệu đồng. Nhân vật chính có hai thân xác độc lập là Kiên và Vũ. Trong khi Kiên ở Đà Nẵng, sống cuộc đời của một thần đồng từ bé, thì Vũ ở Hưng Yên có cuộc sống của trẻ mồ côi và học không hề giỏi. Sau khi Vũ qua đời trong một vụ án mạng, Kiên đã về Hưng Yên dự đám tang chính mình. Mặc dù thủ phạm đã được bắt giữ, nhưng Kiên vẫn tồn tại một số nghi vấn trong tình tiết vụ án cùng với suy nghĩ chịu trách nhiệm cho cái chết của bản thể còn lại, anh đã bắt đầu đi sâu hơn vào mối quan hệ phức tạp của các kiếp nhân sinh kép. Trong hành trình giải quyết những băn khoăn, Kiên phát hiện ra một hợp đồng có liên quan trực tiếp tới cái chết của Vũ và món nợ khổng lồ Vũ để lại khiến gia đình lâm vào cảnh k...

Định nghĩa Chơi - Kim Định

Đa Minh Lương Kim Định (trích từ Phong Thái An Vi) ĐỊNH NGHĨA CHƠI 1. Ta thường hiểu chơi là không làm gì. Đó là nghĩa thấp nhất. Chơi cũng hiểu là giải trí để làm việc tốt hơn. Nghĩa này cũng còn tiêu cực tuy nhiên đã cần thiết vì nó làm nên nhịp âm đối với làm là nhịp dương. Sự thực chơi có nghĩa bao la và rất tích cực gồm cả văn hóa và siêu linh. Ta quen nói chơi đàn, chơi nhạc, chơi cờ, chơi chữ, nó chơi tôi...những chữ chơi đó nói lên sự bao la lớn rộng cũng như nét vi tế của chữ chơi, mà sau đây ta sẽ xét qua. 2. Trước hết chơi là một biểu lộ của sự sống có tính cách nội khởi, tự động, phổ biến. Chơi không những có ở nơi người, chơi còn có cả trong con vật. Hãy xem quanh ta nào mèo, nào chó, ôi thôi nó chơi, nó giỡn tưng bừng.Bò, heo, gà, vịt đều chơi cả. Thế là ta biết chơi gắn liền với sống, sống càng mạnh chơi càng nhiều. 3. Chơi còn là một biểu lộ rất sớm; nơi con người nó xuất hiện ít tháng sau khi sinh. Chơi choán trọn mấy năm đầu, chưa làm cái chi khác nhưng đã có chăng ch...