Chuyển đến nội dung chính

Tác giả lý giải sức hút của nhân vật tội phạm

 

Các cây bút trinh thám Việt nhận định tội phạm dần chiếm ngôi trung tâm của dòng văn học này, thay vì nhân vật chính diện.

Tại tọa đàm sáng 7/11 ở Hà Nội, hai diễn giả - tác giả trinh thám Kim Tam Long và Đức Anh - phân tích sức hấp dẫn ở siêu trộm Arsene Lupin trong tác phẩm của Maurice Leblanc, từ đó nhìn lại quá trình phát triển của dạng nhân vật tội phạm nói chung. Siêu trộm Arsene Lupin là một trong những hình tượng phản diện hàng đầu của văn học trinh thám, được Leblanc xây dựng đối trọng với nhân vật chính diện lẫy lừng trước đó - Sherlock Holmes của Sir Arthur Conan Doyle.

Diễn giả Đức Anh tại tọa đàm Kẻ phản diện quyến rũ - Tại sao ta yêu thích những tội phạm tài tử?, tổ chức nhân ngày mất của đại văn hào Pháp Maurice Leblanc (11/12/1864 - 6/11/1941). Ảnh: Facebook Đức Anh.

Diễn giả Đức Anh tại tọa đàm "Kẻ phản diện quyến rũ - Tại sao ta yêu thích những tội phạm tài tử?", tổ chức nhân ngày mất của đại văn hào Pháp Maurice Leblanc (11/12/1864 - 6/11/1941). Ảnh: Facebook Đức Anh.

Các câu chuyện về siêu trộm ra đời năm 1905, khi người bạn của nhà văn Maurice Leblanc - vốn là chủ tòa soạn báo - muốn có một nhân vật nổi tiếng như Sherlock Holmes cho nước Pháp. Biết không thể tạo được một thám tử thứ hai tài ba hơn, Leblanc xây dựng nhân vật đối nghịch. Lupin lêu lổng, không nhà cửa, công việc, mồm mép liến thoắng, khác nhân vật già dặn, thâm trầm của Conan Doyle. Lupin là tên tội phạm có nguyên tắc, chỉ trộm những thứ độc nhất vô nhị. Leblanc thậm chí tạo ra một thám tử có tên nhái Sherlock Holmes - Herlock Sholmes - để tạo sự đối đầu và nhân vật chính Lupin luôn thắng. Tay trộm láu cá có khi còn tự hóa thân thám tử, điều tra giúp các vụ án của người dân. Các câu chuyện đăng báo nên mỗi kỳ buộc phải đủ sức hấp dẫn để lôi kéo độc giả. Cách thức Lupin hành nghề trộm cắp, hành xử của hắn vì thế biến hóa không ngừng suốt 25 kỳ trên báo.

Đức Anh - tác giả các cuốn Thiên thần mù sương, Đảo bạo bệnh - cho biết trong tiểu thuyết trinh thám, bên cạnh con đường truyền thống của Conan Doyle, Leblanc mở ra hướng đi mới hấp dẫn. Trước đó, tác phẩm trinh thám thường bắt đầu với một câu đố và thám tử xuất hiện để giải quyết. Kể từ Leblanc, nhân vật chính không chỉ là thám tử với mô típ phá án mà nhường vị trí trung tâm cho tội phạm.

Đức Anh nhận định con đường của Leblanc đi thẳng đến trinh thám hiện đại với việc đi sâu vào số phận nhân vật, những cái kết giấu đến tận cùng, plot twist (bước ngoặt) bất ngờ... thay vì chỉ dẫn dắt người đọc tin vào phe chính diện từ đầu chí cuối. Nhân vật của Leblanc vì thế là hình mẫu để các tác giả trinh thám sau này xây dựng hung thủ hay hơn.

Bộ sách Arsene Lupin: Siêu trộm hào hoa mới đây được Đinh Tị Books phát hành năm tập. Ảnh: Đinh Tị.

Sách "Arsene Lupin: Siêu trộm hào hoa" do Đinh Tị Books phát hành. Ảnh: Đinh Tị.

Leblanc đứng về phía hung thủ, nhìn vào những góc khuất khiến họ phạm tội. Lupin trước khi thành tên trộm cắp là con của một nô bộc trong gia đình triệu phú, chứng kiến mẹ bị áp bức nên ôm mối thù. Kim Tam Long - tác giả các tiểu thuyết trinh thám Mặt nạ trắng, Ẩn ức trắng - cho biết anh chịu ảnh hưởng từ cách xây dựng nhân vật của Leblanc. Kim Tam Long theo dòng tiểu thuyết đen, thiên về bạo lực, tội phạm máu me. Anh cho rằng trong trinh thám, việc xây dựng kẻ tội phạm càng ác đến tận cùng càng hấp dẫn. Tuy nhiên, như Leblanc, phía sau tội ác đó nhà văn cần đào sâu được số phận của họ, điều khiến họ tha hóa. Xây dựng tội phạm không phải để cổ vũ mà cảnh tỉnh con người trong đời sống thật, hãy đối xử với nhau để không ai bị đẩy đến con đường ác.

Trong tọa đàm, diễn giả và khán giả còn trao đổi về các dòng văn học trinh thám hay bàn về định kiến trinh thám là tiểu thuyết ba xu nhằm phục vụ giải trí. Lượng người tham dự ít nhưng chất lượng, thể hiện hứng thú và quan tâm sâu sát của họ với mảng văn học này qua phần giao lưu sôi nổi.

 

Theo VNEXPRESS
Nguồn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Mai Thảo một tinh cầu

Đức Anh Kostroma  Đọc Mai Thảo, nghĩa là ngồi trước thu phong của tiếng Việt lồng lộng. Là một nhà văn vừa được yêu mến cuồng nhiệt, lại vừa bị chê bai thậm tệ, Mai Thảo tưởng như luôn đứng ở vị trí chính giữa những thái cực: giữa viễn mơ và dấn thân, giữa chán chường cực độ và sống đời nồng nhiệt, giữa tình ái thị trường và  đích thực duy mỹ, giữa màu mè và tinh mật, giữa kiệt tác và vô danh. Mai Thảo đứng giữa nhưng đi vững. Trong bài viết này, chúng tôi tập trung nhiều hơn về những gì mà ta có thể học được từ Mai Thảo, không hẳn phải về nghề viết, không hẳn phải về tư tưởng, mà là về cách một nhà văn có thể lớn hơn văn chương của họ. Mai Thảo văn chương lẽ sống Trong văn chương, không phải nhà văn lớn nào cũng cần kiệt tác. Kiệt tác hoàn toàn có thể không ứ đọng ở khuôn khổ gọn gàng và chật hẹp của một quyển sách, một ý tưởng, một câu chuyện được kể. Mai Thảo hiển nhiên sẽ khó có thể có tác phẩm được xướng tên trong bất kỳ một cuộc bình chọn có nghĩa lý nào. Mai Thảo thuộc ...

Tiểu thuyết “Nhân sinh kép sống hai cuộc đời” đạt giải thưởng của Hội Nhà Văn Việt Nam 2023

    Toàn văn thông tin từ báo Văn nghệ trẻ Ngày 27.12.2023, Chủ tịch Nguyễn Quang Thiều đã ký quyết định số 84/ QĐ-HVV công bố Giải thưởng Tác giả trẻ Hội Nhà văn Việt Nam 2023 cho tiểu thuyết   Nhân sinh kép sống hai cuộc đời   của tác giả Đức Anh, với số tiền được trao là 30 triệu đồng. Nhân vật chính có hai thân xác độc lập là Kiên và Vũ. Trong khi Kiên ở Đà Nẵng, sống cuộc đời của một thần đồng từ bé, thì Vũ ở Hưng Yên có cuộc sống của trẻ mồ côi và học không hề giỏi. Sau khi Vũ qua đời trong một vụ án mạng, Kiên đã về Hưng Yên dự đám tang chính mình. Mặc dù thủ phạm đã được bắt giữ, nhưng Kiên vẫn tồn tại một số nghi vấn trong tình tiết vụ án cùng với suy nghĩ chịu trách nhiệm cho cái chết của bản thể còn lại, anh đã bắt đầu đi sâu hơn vào mối quan hệ phức tạp của các kiếp nhân sinh kép. Trong hành trình giải quyết những băn khoăn, Kiên phát hiện ra một hợp đồng có liên quan trực tiếp tới cái chết của Vũ và món nợ khổng lồ Vũ để lại khiến gia đình lâm vào cảnh k...

Định nghĩa Chơi - Kim Định

Đa Minh Lương Kim Định (trích từ Phong Thái An Vi) ĐỊNH NGHĨA CHƠI 1. Ta thường hiểu chơi là không làm gì. Đó là nghĩa thấp nhất. Chơi cũng hiểu là giải trí để làm việc tốt hơn. Nghĩa này cũng còn tiêu cực tuy nhiên đã cần thiết vì nó làm nên nhịp âm đối với làm là nhịp dương. Sự thực chơi có nghĩa bao la và rất tích cực gồm cả văn hóa và siêu linh. Ta quen nói chơi đàn, chơi nhạc, chơi cờ, chơi chữ, nó chơi tôi...những chữ chơi đó nói lên sự bao la lớn rộng cũng như nét vi tế của chữ chơi, mà sau đây ta sẽ xét qua. 2. Trước hết chơi là một biểu lộ của sự sống có tính cách nội khởi, tự động, phổ biến. Chơi không những có ở nơi người, chơi còn có cả trong con vật. Hãy xem quanh ta nào mèo, nào chó, ôi thôi nó chơi, nó giỡn tưng bừng.Bò, heo, gà, vịt đều chơi cả. Thế là ta biết chơi gắn liền với sống, sống càng mạnh chơi càng nhiều. 3. Chơi còn là một biểu lộ rất sớm; nơi con người nó xuất hiện ít tháng sau khi sinh. Chơi choán trọn mấy năm đầu, chưa làm cái chi khác nhưng đã có chăng ch...