Chuyển đến nội dung chính

Tác giả của "Đảo Bạo Bệnh" đoạt giải cuộc thi tiểu thuyết, truyện và ký về đề tài Công An Nhân Dân

 Cuộc thi sáng tác “Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống” lần thứ 4 giai đoạn 2017 - 2020 đã chọn được 21 sáng tác để trao giải. Trong đó, một tác giả 9x ngoài ngành CAND đã thắng giải Ba. 

Nhà văn Đức Anh (bìa trái, thứ 2) nhận giải. Ảnh Thùy Liên

Vào hồi 14h30 chiều ngày 28/10/2020 tại Hà Nội, Bộ Công An phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức Lễ Tổng kết và Trao giải cuộc thi sáng tác tiểu thuyết, truyện và ký về đề tài "Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống" lần thứ 4, giai đoạn 2017 - 2020.

Thượng tướng Nguyễn Văn Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Chủ tịch Hội đồng Chỉ đạo cuộc thi; nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam; đồng Chủ tịch Hội đồng chỉ đạo, đồng Trưởng Ban tổ chức cuộc thi đã đến dự và trao thưởng cho các tác giả đoạt giải. 

Từ khoảng 130 bản thảo tham dự và hưởng ứng cuộc thi. Sau vòng Sơ khảo và Chung khảo, Ban tổ chức đã chọn trao giải cho 21 tác phẩm. Điều đặc biệt của cuộc thi năm nay là bản thảo tác phẩm từ những tác giả trẻ. Trong đó đáng chú ý nhất là tác phẩm “Phận Liễu” của Chu Thanh Hương. 

Chu Thanh Hương là nhà văn trẻ từng đạt giải thưởng mùa 2007 - 2010 với tác phẩm đầu tay “Hoa Bay”. Đúng mười năm sau, “Phận Liễu” của cô dành giải A. Tác giả Chu Thanh Hương năm nay mới 33 tuổi, người dân tộc Tày và là một chiến sĩ công an. Cô được đánh giá rất cao trong các đề tài về người lính Công An Nhân Dân và đề tài thiếu nhi.

Bìa sách Đảo Bạo Bệnh. Ảnh: Mai Lê

Một gương mặt trẻ nổi bật khác là tác giả Đức Anh (sinh năm 1993). Tác phẩm đậm chất trinh thám kinh dị “Đảo Bạo Bệnh” đã thắng giải C của cuộc thi. Điều đặc biệt, “Đảo Bạo Bệnh” mới chỉ được hoàn thành trong thời gian ngắn, ngay trước hạn nhận bản thảo cuộc thi. Đây cũng là tác phẩm trinh thám Việt Nam được yêu thích và nhận được nhiều phản hồi tích cực từ lực lượng độc giả “hùng hậu” trong dòng sách đặc biệt này.

Đảo Bạo Bệnh lấy cảm hứng từ đại dịch COVID-19. Trong không gian một huyện đảo giữa sóng dữ của một dịch bệnh lạ kì, tác phẩm giới thiệu một vụ án hết sức kì lạ được theo dõi bởi một chiến sỹ công an trẻ, còn tương đối non nghề. Cuộc đua giữa phá án và cơn hoảng loạn của dịch bệnh đã khiến cho Đảo Bạo Bệnh hấp dẫn đến tận trang cuối cùng, với những cú ngoặt hết sức bất ngờ. 

 

Cuộc thi viết tiểu thuyết, truyện và ký về đề tài "Vì an ninh Tổ quốc và binh yên cuộc sống" lần thứ 4 năm 2020 trao 3 giải A, 5 giải B, 5 giải C, 8 giải khuyến khích.

Giải A cho tiểu thuyết Phận Liễu của Chu Thanh Hương, Rễ người của nhà văn Đoàn Hữu Nam, truyện ký Đối mặt sói trắng của tác giả Phan Thế Cải.

5 giải B gồm: tiểu thuyết Diều hâu của nhà văn Nguyễn Trí, tiểu thuyết Giáp mặt của nhà văn Phạm Thanh Khương, tiểu thuyết Kim tiền của nhà văn Nguyễn Như Phong, ký Nắng Cam Ranh của nhà văn Bạch Lê Vân Nguyên và Kể chuyện giới tuyến của nhà văn Lương Sỹ Cầm.

5 giải C gồm: tiểu thuyết Đảo bạo bệnh của Đức Anh, tiểu thuyết Đỉnh phù vân của Đỗ Xuân Thu, tiểu thuyết Gia tộc tướng cướp của Lại Văn Long, tiểu thuyết Mê cung của Nguyễn Đăng An, truyện ký CM 12 phía sau kế hoạch phản gián của Nguyễn Khắc Đức.

Và 7 giải D được trao cho các tác phẩm có chất lượng chuyên môn cao khác. 


(Nguồn: Tạp chí Văn Hiến)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Mai Thảo một tinh cầu

Đức Anh Kostroma  Đọc Mai Thảo, nghĩa là ngồi trước thu phong của tiếng Việt lồng lộng. Là một nhà văn vừa được yêu mến cuồng nhiệt, lại vừa bị chê bai thậm tệ, Mai Thảo tưởng như luôn đứng ở vị trí chính giữa những thái cực: giữa viễn mơ và dấn thân, giữa chán chường cực độ và sống đời nồng nhiệt, giữa tình ái thị trường và  đích thực duy mỹ, giữa màu mè và tinh mật, giữa kiệt tác và vô danh. Mai Thảo đứng giữa nhưng đi vững. Trong bài viết này, chúng tôi tập trung nhiều hơn về những gì mà ta có thể học được từ Mai Thảo, không hẳn phải về nghề viết, không hẳn phải về tư tưởng, mà là về cách một nhà văn có thể lớn hơn văn chương của họ. Mai Thảo văn chương lẽ sống Trong văn chương, không phải nhà văn lớn nào cũng cần kiệt tác. Kiệt tác hoàn toàn có thể không ứ đọng ở khuôn khổ gọn gàng và chật hẹp của một quyển sách, một ý tưởng, một câu chuyện được kể. Mai Thảo hiển nhiên sẽ khó có thể có tác phẩm được xướng tên trong bất kỳ một cuộc bình chọn có nghĩa lý nào. Mai Thảo thuộc ...

[Truyện ngắn] Bạch Đàn - Đức Anh

  Bạch Đàn Truyện ngắn ĐỨC ANH Để tưởng nhớ nhà thơ Nguyễn Anh Quốc  (Đã đăng Viết và Đọc chuyên đề mùa hạ 2021 )   1.    Vào đầu tháng ba năm ấy, tôi mất đi Xuân, người vợ của mình. Đó là vì một vụ hoả hoạn.   Và mãi tận cuối tháng tám năm ấy, tôi mới cho phép nỗi đau của mình, cùng những gì giả vờ nhất và chân thực nhất của nó, lui gót. Tôi bắt đầu kết thúc trạng thái đối phó với những kẻ lăm le động viên, những kẻ lúc nào cũng mang ánh mắt thương cảm lạc quan đến và tạo cho tôi cảm giác tôi đang giả vờ tuyệt vọng. Khi tôi thức dậy thì đã tà chiều, tôi dỡ báo giấy bọc kính cửa, mặt tôi trong kính trông như được tạc trên một cái chuông. Ngoài kia có giông, cây cối nghiêng đi trong trận gió điếc. Và nhờ những tia nắng nhút nhát cuối cùng đậu lại, xuyên qua lớp băng dính đã hết chất keo, căn phòng ánh lên một màu cá kho bóng lưỡng. Khung cảnh ấy hút hồn tôi một lúc lâu, tôi kiếm chiếc ghế và đầu tôi chỉ còn hai ý nghĩ: hoặc tôi sẽ chết, hoặc tôi phải sống kh...

Ngõ Tạm Thương

Rồi máy hút bụi sẽ hút mọi kiếp nhân sinh, nhưng người đời nếu ai trót đến chốn Hàng Bông, vào một ngõ, chẳng may nhìn thấy một vết hằn vện lên trên mặt đường bóng của một trận mưa mù, thì đấy chính là cái dấu vết tuổi trẻ của tôi chì xuống. Hoặc cũng có thể là dấu vết của một ai khác tôi biết mặt. Và cái dấu vết dừng lại ở một quán rượu. Tôi đã uống rượu ở đó, rất lâu. Năm hai mươi ba tuổi, có một vĩ tuyến mười bảy chia linh hồn tôi làm đôi, trái tim tôi là lửa đỏ Mậu Thân còn trí não tôi trống rỗng như một mảnh đồi sau cuộc triệt thoái. Tôi từng ngồi đó, như nhiều người khác, nơi một khổ cửa sắt, đợi một kẻ vô hình không bao giờ đến.   Tôi chơi bời với những người lớn tuổi hơn, nuốt từng chén quá khứ của họ vào quá khứ của mình. Bắt được gì hay là tha lôi chúng về để xây một dĩ vãng đánh lừa. Tâm hồn bọn tôi là một sân ga những kẻ trốn vé. Vì có nhiều bạn bè nên có quá nhiều sân ga, chúng tôi xếp lại với nhau thành trảng đất rộng, khi dóng chén lên là có một chuyến tàu đi xuyên....