Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 9, 2021

Viết chữa lành hay Văn chương của hướng nội

“Thôi cũng đành cúi xuống Cho mộng đời thoát đi” (Vũ Thành An) Đối với những người đã hiểu quá rõ nỗi đau hay niềm trống vắng vô biên bên trong cá nhân mình, và dành cả đời đi đào bới thế giới tinh thần với hy vọng để lấp đầy cái nỗi đau ấy, đối với những người như thế, thời sự văn học không có một mảy may ý nghĩa. Sẽ rất vô nghĩa nếu chúng ta nói với họ rằng ở đâu đó, chẳng hạn Nga, chẳng hạn Đan Mạch, có một nhà văn lớn, uy tín lắm, có từ hai đến ba kiệt tác đảo điên sắp lộn trái cả ngôn ngữ nhân loại y như bít tất, và đang chuẩn bị chìa tài khoản để nhận tiền giải Booker. Họ không quan tâm đâu. Vâng, mang căn cước những kẻ hướng nội - họ là những kẻ dửng dưng độc đáo, họ ý thức về cái đẹp và hơn ai hết là những kẻ rất mực nhạy cảm với nghệ thuật, nhưng không văn chương nào đến được với họ theo cách thông thường. Họ là một thế giới đóng cửa, đổ keo vào ổ khoá, để một khe hẹp cho một số dạng văn chương chui vào, rồi họ nuốt lấy. Họ hấp háy đôi mắt hiếu kỳ trước những giá trị thẩm mỹ, ...

“Tinh anh phát tiết” hay Ẩn ức trong nghệ thuật

  Bài trước: TIÊU HOÁ ẨN ỨC CÁCH NÀO? (ANTG Giữa tháng số tháng 9/2021) Giữa nghệ thuật và những ẩn ức cá nhân có một mối quan hệ không hề dễ khái quát. Mối quan hệ ấy phức tạp hơn cả cách hiểu đơn thuần là cái này làm nên cái kia, hay ngược lại. Vì thế, so với con người bình thường xưa nay đã mang một nhân tâm đầy rẫy bí ẩn, thì thế giới của “con người nghệ thuật” còn kì bí hơn gấp nhiều lần. Ẩn ức có quan trọng với nghệ thuật? Tại sao một số nhà văn lại viết và nghĩ quá nhiều những chuyện không phải của họ, những hoạ sỹ lại vẽ điên cuồng, những diễn viên sa đoạ vì không thoát nổi vai diễn và có những người sẽ tự sát nếu không được chơi nhạc? Tại sao đại văn hào Áo Thomas Bernhard lại có thể nguyền rủa, mỉa mai trong suốt mấy trăm trang dài trong “Diệt Vong” như vậy, trở thành một kiệt tác của sự căm thù? Trong dân gian luôn lưu truyền cái nhìn rất ngộ nghĩnh về những nghệ sỹ: họ khác đời, họ lập dị và họ “hâm”. Nhưng cái hâm của họ chứa một chút gì đấy siêu nhiên và hấp ...

Lê Tuyên trong cái nhìn mơ mộng - Trịnh Nữ

  Trịnh Nữ NGUYỄN MẠNH TIẾN [Diễn giải về phê bình hiện tượng học văn học Lê Tuyên] Nhà nghiên cứu phê bình Lê Tuyên - Ảnh tư liệu của Nguyễn Đắc Xuân Tóm tắt: Ngày nay nhìn lại, chúng ta thừa nhận, ngay từ những năm 60 thế kỷ trước, Lê Tuyên qua hàng loạt những nghiên cứu, phê bình xuất sắc, mang chiều sâu triết học văn học về ca dao, Nguyễn Khuyến, Tản Đà, Tú Xương, Vũ Hoàng Chương, Truyện Kiều, Chinh Phụ Ngâm… đã dịch chuyển thành công phê bình văn học vào hệ hình hiện đại. Lê Tuyên với phương pháp phê bình hiện tượng học văn học và phê bình phân tâm học văn bản kiểu Bachelard đã lấy văn bản làm trung tâm của hoạt động diễn giải văn học.  Thế nhưng, thật kỳ lạ, di sản phê bình văn học của Lê Tuyên, cũng như của phương pháp phê bình hiện tượng học văn học tại Việt Nam, lại hoàn toàn bị chìm trong quên lãng. Cái tên Lê Tuyên, và hơn thế, tầm quan trọng của phương pháp phê bình hiện tượng học, có thể nói không ngoa, đã bị lịch sử của ...