Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 2, 2021

BOOK MARKETING

(Chắc phải làm được series về chủ đề này mất, nhưng thời gian rất eo hẹp hix, có ai đặt hàng không ạ) Book marketing - gọi dân dã là PR sách (PR giờ đã trở thành một từ dân dã) - tất nhiên không phải chỉ là quảng cáo sách (theo cách hiểu: khen quyển sách, làm người ta hứng thú với quyển sách). Thậm chí nếu PR sách chỉ là khen sách và tạo hứng thú, hoặc bàn sâu về cuốn sách, thì rất có thể thành ra dẫn người ta đi thẳng đến chỗ khỏi cần phải đọc. Book Marketing quan trọng đến mức bao trùm nhiều hoạt động, nhưng cũng có thể thứ yếu đến mức nó sẽ bị gạt qua, thường xuyên là bị gạt qua, khi người ta nghiên cứu văn chương. Tức là bỏ qua, không thèm nhìn mặt kẻ làm nghề truyền thông sách - bọn môi giới cho người viết và người đọc lẫn nhà phê bình gặp nhau. Nhưng may sao, hình như “Xã hội học văn chương” - một thuật ngữ mới thịnh hành gần đây, kể từ khi ra đời những khảo cứu về hoạt động xuất bản, báo chí của Tự Lực Văn Đoàn - sẽ là lĩnh vực nghiên cứu rất gần gũi và soi chiếu trực tiếp vào...

[G. Steiner] Văn chương và hậu-lịch sử

G. Steiner Vinh danh Georg Lukács Nguồn: NQT Những không tưởng thiết định cách mạng, chúng tất yếu phải có những chu vi lý tưởng, và mù mờ. Yếu tính của một hoàn cảnh cách mạng là cái bây giờ phải tiếm đoạt cái ngày mai, là tưởng tượng, trong vòng xiết của tương lai, phải nhắm vào cận điểm. Ước mơ phải nép mình vào kỷ luật, để bao sân khả thể. Trong chủ nghĩa Mác-xít, có toàn bộ những dự tưởng và khả tính về không tưởng bị bỏ mặc cho mơ hồ, vì nằm "bên kia bờ lịch sử". Cho nên câu hỏi về bản chất và động năng của đời sống, trong xã hội không giai cấp và trong Chủ nghĩa Cộng sản thứ thiệt, câu hỏi này đã được đặt ra ngay từ khởi thuỷ. Nhưng bởi luận lý, và do tất yếu, hầu hết những câu trả lời đều chiếu lệ, và khôi hài. Con đường phía trước thì gian khổ, tứ bề bốn bên lúc nào cũng chỉ chờ dịp bùng nổ, nào khủng hoảng, nào đảo ngược. Dấn thân dưới sức ép, với viễn ảnh tủn mụn, manh mún về khủng hoảng chính trị và kinh tế, con người lịch sử biết một điều, trong cách chi...

Trượt nghĩa

  Bài viết của Hà Thủy Nguyên chẳng sai, ngược lại: quá đúng. Vì quá đúng nên chẳng gợi ra thêm cái gì, giống như hòn sỏi ném vào hư vô không vọng động.    Vì tác giả lờ đi một điều: Văn hoá là sự trượt nghĩa. Sự trượt nghĩa của các yếu tố thường hằng: một người thực hiện một hành động, không hẳn là vì mục đích hành động ấy, mà còn là vì cơ chế văn hoá đứng sau xúi bẩy anh ta. Người ta có thể hoàn toàn không hiểu mình đang làm gì. (Cũng theo cơ chế trượt nghĩa: có chuyện phổ biến là các từ ngữ chấp nhận bị đọc sai, một cộng đồng bản xứ nọ có thể đọc trại tên một vị thánh, đâm ra tạo hẳn ra vị thánh mới, sau một độ lùi thời gian không còn ai muốn truy gốc - trừ các nhà nghiên cứu). Cái này rất gần với “Thất nghĩa nhi hậu lễ” của Lão Tử Đạo Đức Kinh (mất nghĩa rồi mới có lễ).    Tôi đã từng chứng kiến - thật ra cái này ai cũng sẽ chứng kiến trong đời - một người đàn bà khóc trong một đám tang. Tiếng khóc ngân nga theo một nhịp bất thường, gần gũi hơn cả với nhạc...

Về những vùng lõm thực tại: khảo sát ý niệm “thế giới” từ lý thuyết Alfred Schutz (Phần 1)

  Đức Anh Kostroma  (Viết từ Hà Nội)   Người đọc sẽ thấy tôi dẫn dắt liên văn bản đi xuyên qua các tác giả có vẻ không liên can gì đến lĩnh vực của nhau, khởi đi từ Berger đến Lotman, Eugen Fink. Tuy nhiên, bài viết này của tôi sẽ định hình một ý tưởng về một ý niệm quen thuộc là ý niệm   về các hệ thống, trong đó tôi chỉ tập trung khai thác cái ý niệm “thế giới” đã liên can thế nào cũng như cách mà nó có thể tách ra từ những ý tưởng trong các cuốn sách này.   Bài viết của tôi được triển khai theo ba phần: -        Phần đầu: khởi đi từ Peter Berger, Schutz và James. Ba nhà lý thuyết này đều cùng đụng độ một ý tưởng về đa thực tại, nhưng ở mức độ quan tâm khác nhau. Từ việc phân tích sự tiến triển các khái niệm xoay quanh đa thực tại mà các văn bản của họ đưa ra, tôi sẽ xem xét rằng ý tưởng “đa thực tại” là một sự dẫn nhập để thám cứu ý niệm “thế giới”. Đồng thời tôi sẽ chỉ ra sự khác nhau của ba nhà lý thuyết...