Chuyển đến nội dung chính

Hình tượng nghệ sỹ

Văn chương luôn đi với nghệ thuật chủ yếu vì lý do chúng sinh ra để làm bạn đểu của nhau.

Nghệ thuật: người ta có khoái cảm khi người ta thấy mình nghĩ hoặc quan tâm hoặc nói về nghệ thuật, nhiều hơn là vì chính nghệ thuật. Khoái cảm này bao gồm hỗn hợp của vui vẻ, khoan khoái, yên tâm về đời mình, và một phần rất nhỏ, một vi tố tâm lý luôn mai phục sẵn đấy là: thấy mình xịn sò, cao cấp ( so với người khác và so với tôi của mọi ngày)




Có ai làm một thống kê này không: hơn ba phần tư (tính trong mẫu không gian mà tôi từng đọc - chủ yếu là Văn học trẻ) các tác phẩm đầu tay, kiểu gì cũng có nhân vật họa sỹ hoặc nghệ sỹ. Nhất là khi người viết ở tuổi đôi mươi. Tuổi đôi mươi: người ta hay ngạc nhiên vì cái khí phát ra từ hình tượng nghệ sỹ. Nếu không thể trở thành nghệ sỹ, người ta nhất quyết gần gũi nghệ sỹ. Đúng, gần gũi nghệ sỹ còn khoái hơn trở thành nghệ sỹ, dễ hơn nữa.

Nhưng gần gũi mà không trở thành thì sẽ đi đến đâu? Sẽ đi đến chỗ phải bỏ rất nhiều tiền mua quyển Story of Art, hoặc dù đã trở thành một dạng khác (đạo diễn, nhà báo, nhà văn, nhà phê bình - nhưng nhất là đạo diễn) nhưng vẫn mơ làm nghệ sỹ.
 
Nghệ sỹ ở dạng cơ bản (có tài năng nghệ thuật) thì là idol của bình dân, từ đó chúng ta có karaoke, các lớp học vẽ học đàn cho con cái. Nghệ sỹ ở dạng cao cấp, lại còn dấn thân, bất cần và biết tuyên bố một chút, chính là idol của mọi idol.
 
Thế nên mới có nhiều đạo diễn cứ đi nhấn mạnh là tôi làm phim oneshot, kỳ công lắm, dấn thân ra phết đấy, nghệ thuật lắm. Trong khoảnh khắc mơ mộng, họ quên rằng đạo diễn là đạo diễn.
--------------------
Nghệ sỹ là một giấc mơ: nghệ sỹ và nghệ thuật là hai giấc mơ con của Việt Nam đương đại. Nghĩ đến nghệ sỹ lòng ta trong sáng hơn. Giấc mơ con đè nát cuộc đời con: vì nghệ thuật to đến mức như thế, nên các họa sỹ nhanh nản, vì không chịu được. Sự tôn thờ nghệ thuật ở nơi nơi làm các họa sỹ vốn đã hoang mang, lại còn hoang mang hơn. Thế là các họa sỹ trở nên chửi tục và bất cần. Nhưng thật bất hạnh, càng chửi tục người ta lại càng tưởng thế là tự do đấy!
 
Làm sao để đuổi tất cả sự lâu nhâu, những tiếng ong rừng bên trong và bên ngoài người nghệ sỹ? Khó đấy. Thế nên các họa sỹ bèn triển lãm, chủ yếu để đánh lạc hướng: các ông nhìn tác phẩm đi đừng nhìn tôi. Ở một triển lãm, những kẻ tinh ý nhất là những kẻ bắt được các khoảnh khắc của nghệ sỹ. Thường là khoảnh khắc căm ghét cái xã hội này. (Tất nhiên, ai tinh ý ở đây ạ? Lại là thằng bạn đểu).
----------------
Gần đây tôi phát hiện nghệ sỹ cứ đi ra đi vào liên tục như trẩy hội trong các sách truyện mình đọc. Văn chương có một tham vọng không bao giờ nhỏ là phải chĩa bút vào nghệ sỹ, làm rõ nó, không cho nó chạy, hoặc mỉa mai nó. Số phận của nghệ thuật là phải chịu đựng văn chương. Đọc liên tiếp "Mùa hè tươi đẹp" của Cesare Pavese và "Người đàn bà trên cầu thang" của Bernard Schlink mới thấy nghệ thuật là cái gai to thế nào trong mắt văn chương.

Somerset Maugham có một truyện, nhân vật chính Maugham phân tích nghệ thuật này nọ với giọng rất thái độ, nhưng toàn bộ các nhân vật phải đầu hàng khi cô ca sỹ cất lời hát. Nghệ thuật lên tiếng thì văn chương im, chúng ta có biết gì mấy về nhau đâu? Đấy là cái lẽ nhường nhịn xuyên suốt các tác phẩm của Maugham.
----------------------

Trong link này là truyện ngắn "Kiệt tác vô danh" (Balzac) bản dịch của Nguyễn Đình Đăng. Tôn trọng dịch giả nhưng tôi có ý kiến ý cò là thật ra dịch như Wiki "Kiệt tác không người biết" thì đúng hơn. "Vô danh" nó khác với "không người biết" - ở chữ "biết". Truyện này bản full phân tích khái niệm Dessin trong hội họa, nhưng thật ra tôi không quan tâm lắm vì tôi thích phần truyện nửa sau hơn. 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Mai Thảo một tinh cầu

Đức Anh Kostroma  Đọc Mai Thảo, nghĩa là ngồi trước thu phong của tiếng Việt lồng lộng. Là một nhà văn vừa được yêu mến cuồng nhiệt, lại vừa bị chê bai thậm tệ, Mai Thảo tưởng như luôn đứng ở vị trí chính giữa những thái cực: giữa viễn mơ và dấn thân, giữa chán chường cực độ và sống đời nồng nhiệt, giữa tình ái thị trường và  đích thực duy mỹ, giữa màu mè và tinh mật, giữa kiệt tác và vô danh. Mai Thảo đứng giữa nhưng đi vững. Trong bài viết này, chúng tôi tập trung nhiều hơn về những gì mà ta có thể học được từ Mai Thảo, không hẳn phải về nghề viết, không hẳn phải về tư tưởng, mà là về cách một nhà văn có thể lớn hơn văn chương của họ. Mai Thảo văn chương lẽ sống Trong văn chương, không phải nhà văn lớn nào cũng cần kiệt tác. Kiệt tác hoàn toàn có thể không ứ đọng ở khuôn khổ gọn gàng và chật hẹp của một quyển sách, một ý tưởng, một câu chuyện được kể. Mai Thảo hiển nhiên sẽ khó có thể có tác phẩm được xướng tên trong bất kỳ một cuộc bình chọn có nghĩa lý nào. Mai Thảo thuộc ...

Tiểu thuyết “Nhân sinh kép sống hai cuộc đời” đạt giải thưởng của Hội Nhà Văn Việt Nam 2023

    Toàn văn thông tin từ báo Văn nghệ trẻ Ngày 27.12.2023, Chủ tịch Nguyễn Quang Thiều đã ký quyết định số 84/ QĐ-HVV công bố Giải thưởng Tác giả trẻ Hội Nhà văn Việt Nam 2023 cho tiểu thuyết   Nhân sinh kép sống hai cuộc đời   của tác giả Đức Anh, với số tiền được trao là 30 triệu đồng. Nhân vật chính có hai thân xác độc lập là Kiên và Vũ. Trong khi Kiên ở Đà Nẵng, sống cuộc đời của một thần đồng từ bé, thì Vũ ở Hưng Yên có cuộc sống của trẻ mồ côi và học không hề giỏi. Sau khi Vũ qua đời trong một vụ án mạng, Kiên đã về Hưng Yên dự đám tang chính mình. Mặc dù thủ phạm đã được bắt giữ, nhưng Kiên vẫn tồn tại một số nghi vấn trong tình tiết vụ án cùng với suy nghĩ chịu trách nhiệm cho cái chết của bản thể còn lại, anh đã bắt đầu đi sâu hơn vào mối quan hệ phức tạp của các kiếp nhân sinh kép. Trong hành trình giải quyết những băn khoăn, Kiên phát hiện ra một hợp đồng có liên quan trực tiếp tới cái chết của Vũ và món nợ khổng lồ Vũ để lại khiến gia đình lâm vào cảnh k...

Định nghĩa Chơi - Kim Định

Đa Minh Lương Kim Định (trích từ Phong Thái An Vi) ĐỊNH NGHĨA CHƠI 1. Ta thường hiểu chơi là không làm gì. Đó là nghĩa thấp nhất. Chơi cũng hiểu là giải trí để làm việc tốt hơn. Nghĩa này cũng còn tiêu cực tuy nhiên đã cần thiết vì nó làm nên nhịp âm đối với làm là nhịp dương. Sự thực chơi có nghĩa bao la và rất tích cực gồm cả văn hóa và siêu linh. Ta quen nói chơi đàn, chơi nhạc, chơi cờ, chơi chữ, nó chơi tôi...những chữ chơi đó nói lên sự bao la lớn rộng cũng như nét vi tế của chữ chơi, mà sau đây ta sẽ xét qua. 2. Trước hết chơi là một biểu lộ của sự sống có tính cách nội khởi, tự động, phổ biến. Chơi không những có ở nơi người, chơi còn có cả trong con vật. Hãy xem quanh ta nào mèo, nào chó, ôi thôi nó chơi, nó giỡn tưng bừng.Bò, heo, gà, vịt đều chơi cả. Thế là ta biết chơi gắn liền với sống, sống càng mạnh chơi càng nhiều. 3. Chơi còn là một biểu lộ rất sớm; nơi con người nó xuất hiện ít tháng sau khi sinh. Chơi choán trọn mấy năm đầu, chưa làm cái chi khác nhưng đã có chăng ch...