VĂN
- Nếu cốt truyện yếu: “Tác phẩm là sự chồng lớp của các sự kiện, ta nhận thấy ngay những đan nối, đứt quãng, những xoáy sâu, bỏ ngỏ nối với nhau và rung lên như một chùm chuông lớn... Có lẽ nhà văn Xyz không chủ động xây dựng một câu chuyện chỉ để nuông chiều thị hiếu. Người đọc như bị thách thức và nhận ra mình ngay trong những khoảng rỗng của nghĩa”
- Nếu hành văn dễ dãi, “Nhà văn XyZ chủ động lựa chọn một lối viết trực tiếp, giản đơn nhưng tàn bạo, khốc liệt. Một cuộc chơi văn chương táo bạo khi ngay cả ngữ pháp cũng bị thách thức đến kiệt cùng”
- Nếu hành văn hoa mỹ, “Nhà văn xyz cho thấy rõ năng lực dụng chữ, mỗi từ ngữ là một mũi kim lạnh chấm vào tầng sâu nhất trong tâm can”
- Nhân vật làm dáng, cố tỏ ra đau đớn quằn quại: “Một tác phẩm viết về hố thẳm, về bóng tối và địa ngục. Nhân vật chính như đi giữa cây cầu nối hai miền hư thực, mà hai bên đều là vực thẳm. Những phân thân, tan rã và tái sinh...”
- Tác phẩm đọc chẳng hiểu gì vì bắt chước Tiểu thuyết mới: “Một tác phẩm khó đọc! Âm hưởng của ván cờ cuối cùng trong màn chơi ngôn ngữ”
- Tác phẩm dễ đọc: “Tác giả xyz chủ động hướng tới lớp độc giả đông đảo. Đây chắc chắn là một tiểu thuyết gây ảnh hưởng xã hội lớn”
- Phần kết quá yếu: “Cho đến trang cuối cùng, cái phức cảm đọc ấy dường như đã hoàn thành số mệnh”
- Tác phẩm học đòi triết lý: “Thấm đẫm trong những câu từ là chất nhựa của nhân sinh quan, được quan sát từ một đôi mắt ngập tràn bóng tối”
- Tác phẩm không bán được: “Top 100 tiểu thuyết bán chạy”
THƠ
- Nếu thơ chỉ toàn ẩn dụ dễ dãi: Đó là nỗi cô đơn ám ảnh, nhưng đã trở thành một nghịch kháng, không ngừng thúc đẩy bản ngã trình hiện và đối diện với tha nhân.
[Còn tiếp...]
Nhận xét
Đăng nhận xét