Rồi máy hút bụi sẽ hút mọi kiếp nhân sinh, nhưng người đời nếu ai trót đến chốn Hàng Bông, vào một ngõ, chẳng may nhìn thấy một vết hằn vện lên trên mặt đường bóng của một trận mưa mù, thì đấy chính là cái dấu vết tuổi trẻ của tôi chì xuống. Hoặc cũng có thể là dấu vết của một ai khác tôi biết mặt. Và cái dấu vết dừng lại ở một quán rượu. Tôi đã uống rượu ở đó, rất lâu. Năm hai mươi ba tuổi, có một vĩ tuyến mười bảy chia linh hồn tôi làm đôi, trái tim tôi là lửa đỏ Mậu Thân còn trí não tôi trống rỗng như một mảnh đồi sau cuộc triệt thoái. Tôi từng ngồi đó, như nhiều người khác, nơi một khổ cửa sắt, đợi một kẻ vô hình không bao giờ đến. Tôi chơi bời với những người lớn tuổi hơn, nuốt từng chén quá khứ của họ vào quá khứ của mình. Bắt được gì hay là tha lôi chúng về để xây một dĩ vãng đánh lừa. Tâm hồn bọn tôi là một sân ga những kẻ trốn vé. Vì có nhiều bạn bè nên có quá nhiều sân ga, chúng tôi xếp lại với nhau thành trảng đất rộng, khi dóng chén lên là có một chuyến tàu đi xuyên....
Phật Giáo rất rộng và nhiều tông phái. Phật Giáo Thượng toạ bộ hướng đến việc giác ngộ của cá nhân, thông qua giữ giới. Cái chân lý mình phải tự tìm trong nỗ lực của chính mình, với mình và cho mình mà thôi. Mình gánh được mình, hiểu được đã là cứu cánh. Đại Thừa thì lại hướng tới cứu nhân độ thế, lan truyền và tạo ảnh hưởng Phật Giáo, và có tính cách cộng đồng, ta trở thành Bồ Tát của mọi người và trên đầu ta có Phật. Phật cho bản thân và Phật cho những kẻ khốn cùng khác. Thế nên theo hiểu biết nông cạn của mình, việc tu tập mỗi tông phái một khác, vì lý tưởng và mục đích khác nhau. Người tu thiền tông tìm luyện trực giác để đạt giác ngộ. Thượng toạ bộ thì tu theo hạnh đầu đà, giữ giới một cách quyết liệt, cực đoan. Người thì quản lý những ngôi chùa lớn nhỏ. Cái khổ hạnh của mỗi người một kiểu, nhưng tôi chắc chắn rằng đều lớn. Có một người chân tu là một hình ảnh đẹp, nhất là trong thời đại mà con người hoang mang và khắc khoải cá nhân, thời đại mà bản thân mình đang là vấn đề to nhấ...