Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ 2024

Ngõ Tạm Thương

Rồi máy hút bụi sẽ hút mọi kiếp nhân sinh, nhưng người đời nếu ai trót đến chốn Hàng Bông, vào một ngõ, chẳng may nhìn thấy một vết hằn vện lên trên mặt đường bóng của một trận mưa mù, thì đấy chính là cái dấu vết tuổi trẻ của tôi chì xuống. Hoặc cũng có thể là dấu vết của một ai khác tôi biết mặt. Và cái dấu vết dừng lại ở một quán rượu. Tôi đã uống rượu ở đó, rất lâu. Năm hai mươi ba tuổi, có một vĩ tuyến mười bảy chia linh hồn tôi làm đôi, trái tim tôi là lửa đỏ Mậu Thân còn trí não tôi trống rỗng như một mảnh đồi sau cuộc triệt thoái. Tôi từng ngồi đó, như nhiều người khác, nơi một khổ cửa sắt, đợi một kẻ vô hình không bao giờ đến.   Tôi chơi bời với những người lớn tuổi hơn, nuốt từng chén quá khứ của họ vào quá khứ của mình. Bắt được gì hay là tha lôi chúng về để xây một dĩ vãng đánh lừa. Tâm hồn bọn tôi là một sân ga những kẻ trốn vé. Vì có nhiều bạn bè nên có quá nhiều sân ga, chúng tôi xếp lại với nhau thành trảng đất rộng, khi dóng chén lên là có một chuyến tàu đi xuyên....

Chuyện Phật

Phật Giáo rất rộng và nhiều tông phái. Phật Giáo Thượng toạ bộ hướng đến việc giác ngộ của cá nhân, thông qua giữ giới. Cái chân lý mình phải tự tìm trong nỗ lực của chính mình, với mình và cho mình mà thôi. Mình gánh được mình, hiểu được đã là cứu cánh. Đại Thừa thì lại hướng tới cứu nhân độ thế, lan truyền và tạo ảnh hưởng Phật Giáo, và có tính cách cộng đồng, ta trở thành Bồ Tát của mọi người và trên đầu ta có Phật. Phật cho bản thân và Phật cho những kẻ khốn cùng khác. Thế nên theo hiểu biết nông cạn của mình, việc tu tập mỗi tông phái một khác, vì lý tưởng và mục đích khác nhau. Người tu thiền tông tìm luyện trực giác để đạt giác ngộ. Thượng toạ bộ thì tu theo hạnh đầu đà, giữ giới một cách quyết liệt, cực đoan. Người thì quản lý những ngôi chùa lớn nhỏ. Cái khổ hạnh của mỗi người một kiểu, nhưng tôi chắc chắn rằng đều lớn. Có một người chân tu là một hình ảnh đẹp, nhất là trong thời đại mà con người hoang mang và khắc khoải cá nhân, thời đại mà bản thân mình đang là vấn đề to nhấ...

Nguyễn Thúc Thùy Tiên

  Khi một cô / cậu bé không lớn lên cùng đầy đủ cha mẹ, họ vẫn lớn lên bình thường nhưng sẽ có những trải nghiệm khác thường. Một, do phải tự chăm sóc thế giới tinh thần, họ thường sống cảm xúc hơn, mạnh mẽ hơn, hơi liều, ít sợ những biến cố, họ có thể bực mình vì cái nhỏ nhặt chứ không có năng khiếu suy sụp vì chuyện lớn. Hai, do không được học những bài học “thử và sai” cần thiết mà cha mẹ nào cũng dạy con, họ thường tự vấp ngã, ngã thường đau, hoặc thậm chí tiên đoán được cả vấp ngã, để dẫn đến thay đổi rất chóng mặt. Và ba, điều này Nguyễn Thúc Thùy Tiên nói, đứa trẻ ấy kinh qua một tình thế là: phải cố gắng làm gì đó cho người khác để cảm thấy mình có giá trị và nhận được hồi đáp. Kể cả khi những người họ hàng nuôi đứa trẻ bằng tình yêu thương vô điều kiện, về mặt tự nhiên họ vẫn có trải nghiệm đó. Trải nghiệm ấy thường đưa họ đi rất xa, trở thành một người lo nghĩ, săn sóc và lắng nghe mọi người, kể cả người chưa thân lắm, nên dễ đạt thành công, nhưng thường đặt cược tình ...

Miền sau cánh cửa

Tôi đọc hết cuốn sách trong một tối Chủ Nhật. Sự viết chân thành, tình cảm, nhưng bên trong cái bình dị, giữa những điều đọc và ngẫm lại, thấy cả một sự tôn vinh kín đáo cho một đời sống nghiêm ngắn. Nghiêm ngắn mực thước ấy lại không đến từ gò mình kỷ luật, mà là từ nếp sống xưa đã thành hình hài văn hoá. Từ một cái vui đời thường của người xích lô ghé quán bia đầu ô, một bát phở nóng Hà Nội cũ, một cuộc tìm mình trong phiên chợ Thổ Tang ba giờ sáng, tìm mình trong khói quê, từ những nhìn xem đời phà sông Mã hụt đi sau khi xây chiếc cầu, từ một thói quen hãm lại cái máu sống vội bằng cách nghĩ đến những vòng quay đĩa than ca cổ. Ở đâu cũng rõ suy tư, nỗi buồn và ý tứ của người viết: thật ra cuộc đời hay dở ở cách ta nhìn nhận, cư xử, thưởng ngoạn, và tổ chức đời ta cho nhịp nhàng, để giữ được tâm hồn nét phong lưu bền vững và có khuôn khổ.   Ngày hôm nay có bao lời mời gọi tìm vào bên trong, cân bằng, chữa lành, làm chủ cảm xúc rổn rảng và Tây Tàu... Nhưng cái đẹp cân bằng đã có ...

Không đấu với mệnh

Có lần ngồi uống rượu với nhà văn Nguyễn Việt Hà, chú có nói về quan điểm “bốn cái không”. Trong đó có: không đấu với mệnh, không cãi với lý. Hai cái khác thì không hiểu sao mình không nhớ, chỉ nhớ được hai cái này. Không đấu với mệnh và không cãi với lý.   Ở vế thứ nhất, có những người sinh ra đã có lợi điểm (hoặc bất lợi) hơn người khác, nhưng vì quá nghiễm nhiên nên họ không nhận ra. Anh A có tính cách rất sợ mình vô dụng, sợ nếu không đóng góp gì thì tự thấy phiền toái và không mang lại ích gì cho người khác. Anh B, ngược lại, cha sinh mẹ đẻ đã biết cái lẽ đủng đỉnh thuận tự nhiên, có thì hốc hết và không thì thôi, ít dây ít phiền. Ở một góc độ, anh B tự nhiên đã lợi hơn anh A. Rồi cả hai đều sẽ làm đúng và làm sai. Một cách thuận lý, Anh A có thể gây thiệt hại vì nhiệt tình, còn anh B có thể chết vì thiếu trách nhiệm. Nhưng đấy là mệnh của họ, không ai dạy bảo hay tiêm vào đầu thứ đó, mà mã gene họ đã chứa sẵn. Sửa rất nhiều lần mà không được. Không đấu với mệnh: nghĩa là từ ...

Phỏng vấn trên VNexpress

  Đức Anh - tác giả tiểu thuyết trinh thám "Tường lửa" - cho rằng nhà văn cần đảm bảo cuộc sống trước khi hòa cùng nghề viết. Đức Anh nhận giải thưởng Tác giả trẻ của Hội Nhà văn Việt Nam vào cuối năm ngoái với tiểu thuyết  Nhân sinh kép: Sống hai cuộc đời.  Anh nói về quan điểm làm nghề, suy nghĩ về dòng sách trinh thám đang theo đuổi. - Điều gì tạo cảm hứng cho anh thực hiện tác phẩm ''Nhân sinh kép: Sống hai cuộc đời''? - Đó là khi chứng kiến những hoàn cảnh khác nhau trong đời sống. Cùng là con người nhưng chúng ta lại mang tính cách và cuộc đời khác nhau, người thông minh, êm ấm, người lại ngu ngơ, sống ở tầng lớp thấp của xã hội. Tuy nhiên tôi không muốn thể hiện nó quá khắc nghiệt. Tôi thử đặt giả thiết nếu tạo hóa cho mỗi người có hai thân phận thì sao. Thực ra vẫn còn nhiều khoảng trống để phát triển ý tưởng của cuốn truyện giả tưởng này, tôi sẽ để dành cho phần tiếp theo. Tôi lên ý tưởng vào tháng 6/2021 và viết từ cuối tháng 8 đến hết tháng 10 cùng ...

Mai Thảo một tinh cầu

Đức Anh Kostroma  Đọc Mai Thảo, nghĩa là ngồi trước thu phong của tiếng Việt lồng lộng. Là một nhà văn vừa được yêu mến cuồng nhiệt, lại vừa bị chê bai thậm tệ, Mai Thảo tưởng như luôn đứng ở vị trí chính giữa những thái cực: giữa viễn mơ và dấn thân, giữa chán chường cực độ và sống đời nồng nhiệt, giữa tình ái thị trường và  đích thực duy mỹ, giữa màu mè và tinh mật, giữa kiệt tác và vô danh. Mai Thảo đứng giữa nhưng đi vững. Trong bài viết này, chúng tôi tập trung nhiều hơn về những gì mà ta có thể học được từ Mai Thảo, không hẳn phải về nghề viết, không hẳn phải về tư tưởng, mà là về cách một nhà văn có thể lớn hơn văn chương của họ. Mai Thảo văn chương lẽ sống Trong văn chương, không phải nhà văn lớn nào cũng cần kiệt tác. Kiệt tác hoàn toàn có thể không ứ đọng ở khuôn khổ gọn gàng và chật hẹp của một quyển sách, một ý tưởng, một câu chuyện được kể. Mai Thảo hiển nhiên sẽ khó có thể có tác phẩm được xướng tên trong bất kỳ một cuộc bình chọn có nghĩa lý nào. Mai Thảo thuộc ...

Một người bạn viết bài trên báo Đà Nẵng

  Những ngày đầu năm 2024, Hội Nhà văn Việt Nam công bố giải Tác giả trẻ năm 2023 được trao cho Đức Anh với tiểu thuyết 'Nhân sinh kép: Sống hai cuộc đời'. Có thể nói giải thưởng này sau 3 năm trao, đã gây tiếng vang mạnh mẽ bởi từ đấy các cây bút trẻ tỏa sáng và thêm nhiều niềm tin trên hành trình văn chương của mình. Khác với 2 lần trước, giải Tác giả trẻ thường được trao cho 2 hoặc 3 cá nhân, nhưng lần này chỉ duy nhất một mình Đức Anh được trao. Điều này nói lên sự khắt khe và quyết liệt vì chất lượng của giải thưởng sẽ là tiêu chí khẳng định giá trị của cây bút trẻ được trao. Tác giả Đức Anh thuộc thế hệ viết 9X, sinh ra và lớn lên ở Nga thế nhưng khi quay về Việt Nam sinh sống và làm việc, chàng trai trẻ này lại bén duyên cùng văn chương. Xuất hiện trên văn đàn từ năm 2018, Đức Anh ngay lập tức được chú ý bởi các truyện ngắn với lối viết hiện đại và các tiểu luận văn học thể hiện tư duy mới mẻ. Cứ vậy, văn chương dẫn đường cho cây bút trẻ này đi một hành trình dài và có đ...