Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Một người bạn viết bài trên báo Đà Nẵng

  Những ngày đầu năm 2024, Hội Nhà văn Việt Nam công bố giải Tác giả trẻ năm 2023 được trao cho Đức Anh với tiểu thuyết 'Nhân sinh kép: Sống hai cuộc đời'. Có thể nói giải thưởng này sau 3 năm trao, đã gây tiếng vang mạnh mẽ bởi từ đấy các cây bút trẻ tỏa sáng và thêm nhiều niềm tin trên hành trình văn chương của mình. Khác với 2 lần trước, giải Tác giả trẻ thường được trao cho 2 hoặc 3 cá nhân, nhưng lần này chỉ duy nhất một mình Đức Anh được trao. Điều này nói lên sự khắt khe và quyết liệt vì chất lượng của giải thưởng sẽ là tiêu chí khẳng định giá trị của cây bút trẻ được trao. Tác giả Đức Anh thuộc thế hệ viết 9X, sinh ra và lớn lên ở Nga thế nhưng khi quay về Việt Nam sinh sống và làm việc, chàng trai trẻ này lại bén duyên cùng văn chương. Xuất hiện trên văn đàn từ năm 2018, Đức Anh ngay lập tức được chú ý bởi các truyện ngắn với lối viết hiện đại và các tiểu luận văn học thể hiện tư duy mới mẻ. Cứ vậy, văn chương dẫn đường cho cây bút trẻ này đi một hành trình dài và có đ...

Tiểu thuyết “Nhân sinh kép sống hai cuộc đời” đạt giải thưởng của Hội Nhà Văn Việt Nam 2023

    Toàn văn thông tin từ báo Văn nghệ trẻ Ngày 27.12.2023, Chủ tịch Nguyễn Quang Thiều đã ký quyết định số 84/ QĐ-HVV công bố Giải thưởng Tác giả trẻ Hội Nhà văn Việt Nam 2023 cho tiểu thuyết   Nhân sinh kép sống hai cuộc đời   của tác giả Đức Anh, với số tiền được trao là 30 triệu đồng. Nhân vật chính có hai thân xác độc lập là Kiên và Vũ. Trong khi Kiên ở Đà Nẵng, sống cuộc đời của một thần đồng từ bé, thì Vũ ở Hưng Yên có cuộc sống của trẻ mồ côi và học không hề giỏi. Sau khi Vũ qua đời trong một vụ án mạng, Kiên đã về Hưng Yên dự đám tang chính mình. Mặc dù thủ phạm đã được bắt giữ, nhưng Kiên vẫn tồn tại một số nghi vấn trong tình tiết vụ án cùng với suy nghĩ chịu trách nhiệm cho cái chết của bản thể còn lại, anh đã bắt đầu đi sâu hơn vào mối quan hệ phức tạp của các kiếp nhân sinh kép. Trong hành trình giải quyết những băn khoăn, Kiên phát hiện ra một hợp đồng có liên quan trực tiếp tới cái chết của Vũ và món nợ khổng lồ Vũ để lại khiến gia đình lâm vào cảnh k...

kiến văn

 D ường như có một số nhà văn trẻ hồi ấy, chính bây giờ họ lại nói lại những gì mình từng bị nói ngày còn thanh xuân. Người ta không những chạy trốn mà muốn huỷ thể luôn cả con người ngây dại của mình ngày xưa, giống như Nguyễn Tuân muốn bắn vào hình dung của mình trên bãi nước tiểu của chính ông, lúc giác ngộ cách mạng. Và giống như nhiều nhà văn đều căm ghét tác phẩm đầu tay, cái ngây thơ và thiếu tiết chế của nó, cái lãng phí năng lượng và chất thơ của nó vào những điều thật nhỏ nhặt - mà ngày trẻ thì ta ngỡ là quan trọng. Vốn sống: chúng ta có một từ cơ bản là giải quyết được tất tật mâu thuẫn, nhưng không thấy ai nói đến, đó là “kiến văn”. Kiến văn là sự hiểu biết, dựa trên nghe, nhìn, tu học… Kiến văn rộng rãi là điều kiện đầu tiên của trí thức. Và tất nhiên là điều kiện cơ bản của người viết văn rồi. Đi trên mặt đất khó hơn đi trên than hồng: để tồn tại, ai cũng phải vật lộn như nhau. Trước hết ta có cái miệng để nuôi và trách nhiệm cho những cái miệng khác. Tiếp đến, để sốn...

Một phỏng vấn trên QĐND Cuối tuần

  Sinh năm 1993, Vũ Đức Anh là gương mặt nổi bật của thế hệ tác giả trẻ hiện nay với những tiểu thuyết và tiểu luận văn học được đánh giá cao. Theo Vũ Đức Anh, nhiệm vụ của mỗi nhà văn không phải là tìm lấy bản sắc Việt ở trong một tư liệu, một thực tại nào đó, mà là tìm kiếm trong chính mình, như thế sẽ ra được một khuôn mặt văn chương Việt Nam với thế giới. Phóng viên Báo Quân đội nhân dân Cuối tuần có cuộc trò chuyện với nhà văn trẻ xung quanh vấn đề này. Tự nhìn nhận mình hằng ngày Phóng viên (PV):  Xuất hiện chưa lâu nhưng liên tục ra mắt tác phẩm mới, lại ở thể loại văn học vẫn được cho là tốn sức như tiểu thuyết. Đã có không ít lời khen dành cho cả tác giả và tác phẩm, còn bản thân Đức Anh, có khi nào tự đánh giá về mình? Nhà văn Đức Anh:  Có hai việc mà các nhà văn vẫn làm thường ngày, đó là tự nhìn nhận mình và trì hoãn viết tác phẩm mới. Tôi nghĩ hai chữ “nhà văn” rất khác hai chữ “tác giả”. ...

Dòng sông rực rỡ

 trong một tôn giáo nọ, có một học thuyết gọi là nhị đế. Một cách nôm na, chúng ta có hai loại hiện thực. Một loại là hiện thực như ta đang thấy, cuộc sống của ta, mọi người, thiên nhiên, đất đai tiêu thổ, miếng ăn, quần sịp, tình yêu và bức xúc…gọi là Tục đế. Nhưng có một loại hiện thực khác vượt trên nó, gọi là chân đế. Cách hiểu của tôi với tôn giáo này có thể còn mông muội, nhưng tôi chắc là có thể đúng với văn chương. Văn chương có lẽ không phải là để tố cáo thế tục, mà là để chỉ cho người ta cách nhìn vào chân đế - cái hiện thực của chân lý kia, theo kiểu của nó. Như vậy thì câu chuyện về văn học phản ánh hiện thực hay giả tưởng gì đó… sẽ tiêu biến đi như một vấn đề không nên đặt. nói như vậy thì chắc là quá nhiều và quá đơn điệu. nhưng đấy là chỉ dấu cho mỹ cảm của tôi khi đọc một cái gì cụ thể, như thế, ngày càng bớt phụ thuộc vào keyword, tên tác giả. Nhiều ảo tưởng tan đi. Đỡ buồn hơn khi phải nhận xét tiêu cực cho văn một người bạn lớn đã đau đớn và vất vả, cố sống cố ch...

Định nghĩa Chơi - Kim Định

Đa Minh Lương Kim Định (trích từ Phong Thái An Vi) ĐỊNH NGHĨA CHƠI 1. Ta thường hiểu chơi là không làm gì. Đó là nghĩa thấp nhất. Chơi cũng hiểu là giải trí để làm việc tốt hơn. Nghĩa này cũng còn tiêu cực tuy nhiên đã cần thiết vì nó làm nên nhịp âm đối với làm là nhịp dương. Sự thực chơi có nghĩa bao la và rất tích cực gồm cả văn hóa và siêu linh. Ta quen nói chơi đàn, chơi nhạc, chơi cờ, chơi chữ, nó chơi tôi...những chữ chơi đó nói lên sự bao la lớn rộng cũng như nét vi tế của chữ chơi, mà sau đây ta sẽ xét qua. 2. Trước hết chơi là một biểu lộ của sự sống có tính cách nội khởi, tự động, phổ biến. Chơi không những có ở nơi người, chơi còn có cả trong con vật. Hãy xem quanh ta nào mèo, nào chó, ôi thôi nó chơi, nó giỡn tưng bừng.Bò, heo, gà, vịt đều chơi cả. Thế là ta biết chơi gắn liền với sống, sống càng mạnh chơi càng nhiều. 3. Chơi còn là một biểu lộ rất sớm; nơi con người nó xuất hiện ít tháng sau khi sinh. Chơi choán trọn mấy năm đầu, chưa làm cái chi khác nhưng đã có chăng ch...