Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

[Truyện ngắn] Bạch Đàn - Đức Anh

  Bạch Đàn Truyện ngắn ĐỨC ANH Để tưởng nhớ nhà thơ Nguyễn Anh Quốc  (Đã đăng Viết và Đọc chuyên đề mùa hạ 2021 )   1.    Vào đầu tháng ba năm ấy, tôi mất đi Xuân, người vợ của mình. Đó là vì một vụ hoả hoạn.   Và mãi tận cuối tháng tám năm ấy, tôi mới cho phép nỗi đau của mình, cùng những gì giả vờ nhất và chân thực nhất của nó, lui gót. Tôi bắt đầu kết thúc trạng thái đối phó với những kẻ lăm le động viên, những kẻ lúc nào cũng mang ánh mắt thương cảm lạc quan đến và tạo cho tôi cảm giác tôi đang giả vờ tuyệt vọng. Khi tôi thức dậy thì đã tà chiều, tôi dỡ báo giấy bọc kính cửa, mặt tôi trong kính trông như được tạc trên một cái chuông. Ngoài kia có giông, cây cối nghiêng đi trong trận gió điếc. Và nhờ những tia nắng nhút nhát cuối cùng đậu lại, xuyên qua lớp băng dính đã hết chất keo, căn phòng ánh lên một màu cá kho bóng lưỡng. Khung cảnh ấy hút hồn tôi một lúc lâu, tôi kiếm chiếc ghế và đầu tôi chỉ còn hai ý nghĩ: hoặc tôi sẽ chết, hoặc tôi phải sống kh...

VĂN CHƯƠNG NGUYỄN THỊ HOÀNG

Để nhìn nhận “một cách thuần túy văn chương” Nguyễn Thị Hoàng cũng dễ thôi: cần có một tọa độ. Trục hoành: Khi trong trường hợp người ta đã đọc một loạt: Mai Thảo, Túy Hồng, Nguyễn Thị Hoàng đủ để thấy cái kiểu hành văn như nhịp nhạc, mang theo tâm tư rối của những trai gái thành thị một thời đem nỗi buồn chung của thời cuộc để tô lên những đổ vỡ riêng tư (Ngược lại, nếu không có bộ ba này, những gì còn lại là Dương Nghiễm Mậu, Nhật Tiến, Thanh Tâm Tuyền, Bình Nguyên Lộc - một thế giới khác), đấy là trục hoành Trục tung, để hoàn thiện được trục tọa độ: đó là tiểu thuyết về tình yêu. Việt Nam có rất ít tiểu thuyết tình yêu lớn, vì thế các cuộc tình lớn sẽ ngay lập tức cho ra một tiểu thuyết lớn. Tố Tâm (Hoàng Ngọc Phách) là một chuyện tình. Lan Hữu (Nhượng Tống) là mối tình bắt cá hai tay đẹp đẽ của tuổi mười bảy. Nỗi Buồn Chiến Tranh (Bảo Ninh), sau tất cả, là một roman kể về một yêu đương bi tráng. Càng ngày cái việc này càng thắt lại, càng ngày tìm mãi đếch thấy đâu tiểu thuyết tình ...

Cổ tích của Nguyễn Huy Thiệp

  “Sớm hôm sau, tôi bỏ đi rời khỏi thành phố. Tôi không có ai để chào từ biệt.” (Nguyễn Huy Thiệp, Con Gái Thủy Thần)   Gần đây tôi mới để tâm đến một chuyện, chắc cũng có nhiều người nghĩ đến rồi, về chuyện các nhà văn xuất thân từ nông thôn và các nhà văn xuất thân từ thành thị. Nhưng phải phân chia thế này mới đúng: các nhà văn xuất thân từ nông thôn và các nhà văn xuất thân công giáo. Những nhà văn của công giáo làm được một số điều đặc biệt, vì họ luôn có một cảm hứng kỳ khôi mà xuất thân khác không có được.       Hoài niệm nông thôn và tỷ lệ quá lớn các nhà văn nhà thơ xuất thân từ làng (gốc gác của từ “làng văn”), tạo ra cho văn học hiện đại Việt Nam một khuôn mặt, như sau: rất nhiều văn chương yêu đất nhớ quê, giàu sự cảm động, nhiều tiểu thuyết viết ra để nói xấu nhau, nhưng cũng vô cùng chân chất và khí phách khi bình luận về triết học về bản ngã, rất thích “chất đời”, rất mê tố cáo địa chủ (Tạ Duy Anh), rụt rè và hiếu kỳ trước những văn chương kỳ lạ...

Hai phát ngôn chẩn bệnh

“Logos như là lời nói có nghĩa là Deloun, khai mở cái mà Lời nói nói về trong lời nói. Aristotles đã cắt nghĩa một cách chính xác nhiệm vụ của lời nói như là apophainethais….Trong lời nói (apophansis) cái được nói phải trong phạm vi lời nói là đúng, được rút ra từ cái được nói về thể nào mà sự truyền thông bằng lời nói trong cái nó nói lên khai mở, và như thế làm người khác đạt được cái nó nói về…” (Martin Heidegger, "Hữu Thể và Thời Gian", Trần Công Tiến dịch) Thực tế chúng ta đối mặt với rất nhiều trường hợp tương tự như thế này. Đối mặt nhưng không thật sự gặp gỡ. Chuyện là vậy: tôi có một người bạn, anh ta đang sống trong nỗi hân hoan. Cuộc sống với anh ta quả nhiên là một cơn mưa quà tặng, lúc nào cũng ở trong một trạng thái xúc động về tính viên mãn của thế giới xung quanh. Vì thế, anh ta mắc chứng cười lớn một mình giữa đêm. Người ta cho rằng anh ta đang mắc bệnh hưng cảm, tức  sướng quá . Anh ta đi khám bác sỹ và nhận được 2 kết luận sau: BÁC SỸ A: Bật cười là một phả...

Khước từ tiền bạc

  (Bài đã đăng ANTG Giữa Tháng số tháng 03/2021)  Tất nhiên, việc đánh giá một tác phẩm văn chương thông qua số tiền tác phẩm ấy kiếm được (về cho tác giả, hoặc đại diện của tác giả) đã là một đánh giá khập khiễng. Nhưng mặc dù có liên tục khẳng định điều ấy, chúng ta vẫn không thoát khỏi mối quan hệ hết sức tế nhị giữa văn chương và kinh tế. Hai lĩnh vực ấy vốn không hề đối đầu nhau, nhưng như một định mệnh, vẫn bị thiên hạ xếp sang hai phía cán cân. Liệu ngày nay mọi sự có khác trước không?   Thời gian gần đây, khi trò chuyện với một nữ nhà văn - người sở hữu tác phẩm  tiểu thuyết lịch sử vừa gây sốt bất chấp cơn biến động mới của đại dịch, trong một khoảnh khắc hết sức cả tin, chúng tôi mới tâm đắc được một câu: "Quan niệm đúng về tiền mới tạo ra quan niệm đúng về tác phẩm". Nhà văn ấy 9x, không phải típ người thích triết lý (đặc biệt phản đối giọng văn của Umberto Eco), hết sức sững sờ vì tác phẩm thứ hai của cô - với kỳ vọng thấp hơn cả tâm trạng của tôi lúc đ...

Hình tượng nghệ sỹ

Văn chương luôn đi với nghệ thuật chủ yếu vì lý do chúng sinh ra để làm bạn đểu của nhau. Nghệ thuật: người ta có khoái cảm khi người ta thấy mình nghĩ hoặc quan tâm hoặc nói về nghệ thuật, nhiều hơn là vì chính nghệ thuật. Khoái cảm này bao gồm hỗn hợp của vui vẻ, khoan khoái, yên tâm về đời mình, và một phần rất nhỏ, một vi tố tâm lý luôn mai phục sẵn đấy là: thấy mình xịn sò, cao cấp ( so với người khác và so với tôi của mọi ngày) Có ai làm một thống kê này không: hơn ba phần tư (tính trong mẫu không gian mà tôi từng đọc - chủ yếu là Văn học trẻ) các tác phẩm đầu tay, kiểu gì cũng có nhân vật họa sỹ hoặc nghệ sỹ. Nhất là khi người viết ở tuổi đôi mươi. Tuổi đôi mươi: người ta hay ngạc nhiên vì cái khí phát ra từ hình tượng nghệ sỹ. Nếu không thể trở thành nghệ sỹ, người ta nhất quyết gần gũi nghệ sỹ. Đúng, gần gũi nghệ sỹ còn khoái hơn trở thành nghệ sỹ, dễ hơn nữa. Nhưng gần gũi mà không trở thành thì sẽ đi đến đâu? Sẽ đi đến chỗ phải bỏ rất nhiều tiền mua quyển Story of Art, hoặc ...