Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

TẠI SAO VIẾT VĂN LÀ MỘT LỰA CHỌN KHÔN NGOAN

 Sự thật là dù có bình đẳng về tính cách, sở thích hay quan điểm sống, thì phẩm chất mỗi con người là khác nhau. Có những người thông minh cực độ, và có những người thì lại quá chậm hiểu. Chỉ có những người ở vị trí trung bình mới hay thích dĩ hoà vi quý giữa những sự khác nhau về trí não ấy: những người này hay chơi môn thể thao kéo kẻ thông thái xuống cho bằng với người ít thông minh, và nâng những người ngu ngốc lên một tầm mà họ không còn thấy bình an như trước. Nếu ở nhà quá lâu, dần dần ta không còn nhận thấy được sự đa dạng của thế giới nữa. Khi được nhìn qua màn hình, thế giới mất một bước để đến với não của chúng ta: trước hết, giả dụ nếu ta nhìn thấy con đường trên video, đầu ta sẽ tiếp nhận một ký hiệu, một dấu chỉ (“a, đó là con đường”) và sau đó bản năng của nó sẽ lục trong ký ức những gì liên quan đến con đường, để bù đắp thêm ý nghĩa chocon đường trên màn hình. Nó cồng kềnh hơn nhiều so với việc nhìn con đường ngoài đời thực và cảm nhận qua đủ năm giác quan. Trong Se...

TIÊU HOÁ ẨN ỨC CÁCH NÀO?

(Bài đã đăng ANTG cuối tháng 7/2021)   Sự khác biệt kinh điển giữa lý thuyết và thực tế luôn chỉ nằm ở một biến số: con người. Và đó là lý do vì sao, sau tất cả, mọi công cụ quản trị, mọi tư duy dù tốt đến đâu về một công việc cũng luôn luôn không “chọc” được vào cái chỗ bí hiểm nhất của sự sản xuất cũng như sinh tồn, đấy là sự khác biệt giữa từng cá thể. Vì thiên thời hay địa lợi đều có thể khái quát hoá được, còn con người thì không.    Kết quả là, dẫu cho sách self-help tạm thời làm cho chúng ta tưởng rằng vẫn có công thức áp dụng cho việc thay đổi bản thân hay quản lý người khác nhằm tạo ra hiệu suất lao động, thì như bạn thấy đấy, cuối cùng chẳng có gì thay đổi, ngoại trừ việc số đầu sách Self-help về đề tài đó cứ tăng lên mỗi năm.  Chúng ta vẫn thường nói con người khác nhau ở những điều cơ bản tính cách hay sở thích, hay xu hướng...nhưng đứng đằng sau tất cả những điều ấy, ở một tâng cơ bản hơn, có một yếu tố chi phối và kích hoạt chúng. Yếu tố này tạo nên tín...

Sống hai cuộc đời (Mở đầu)

      “C on người thật ra không là một , mà đúng ra là hai...   Tôi tự nhủ rằng nếu mỗi yếu tố có thể trú ngụ trong một nhân dạng riêng thì cuộc sống sẽ nhẹ đi được hết mọi nỗi khôn kham’     Robert Louis Stevenson . “ Bác sĩ Jekyll và ông Hyde .”    GIỚI THIỆU: Kiên và Vũ - bề ngoài là hai sinh thể, sống hai nơi khác nhau - nhưng bản chất dùng chung một linh hồn, nên họ chỉ là một người.  Linh hồn ấy - tức nhân vật tôi-  phải cùng lúc quản lý cuộc sống của cả hai. Nhưng một ngày nọ, tôi đã lựa chọn sống thể xác của Kiên - một thể xác ưu việt hơn, có điều kiện may mắn hơn. Và trong lúc để mặc cho Vũ sống đời bản năng, anh ta đã bị giết trong một vụ xô xát. Kiên sẽ né tránh hay chịu trách nhiệm cho phần đời còn lại của Vũ - sinh thể thứ hai của mình? Nhưng chưa dừng lại ở đó, Kiên khám phá ra rằng anh không phải là người duy nhất Chào mừng đến với thế giới của những “nhân sinh kép” - những kẻ số...

[INTERVIEW] Đức Anh - Văn chương không chỉ là bán sức lao động lấy tiền

Sinh năm 1993 tại Nga, hiện làm việc trong ngành xuất bản tại Hà Nội, Đức Anh là tác giả các tiểu thuyết tâm lý, trinh thám như: Tường lửa (2019), Thiên thần mù sương (2019), Đảo bạo bệnh (2020). Tiểu thuyết của anh từng đoạt giải cuộc thi viết “Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống”. Ngoài sáng tác, Đức Anh gây chú ý với những tiểu luận về văn chương và nghề văn. Từ góc nhìn của một cây bút theo đuổi văn chương chuyên nghiệp, Đức Anh nêu quan điểm về chuyện mưu sinh của nhà văn trẻ. - Nguồn thu nhập chính của anh đến từ đâu? - Hiện nay, tôi có một công việc tương đối ổn định liên quan xuất bản. Tôi cũng yêu thích công việc đó, sản phẩm, những người lãnh đạo hay đồng nghiệp… Tôi cảm thấy may mắn hơn nhiều người. Viết văn cũng là một nguồn thu nhập của tôi, cũng có thể nói tôi có các nguồn thu nhập thụ động khác. Khác với cảm nhận của mọi người, tôi coi việc kiếm tiền là một niềm vui tự nhiên, một trò chơi hấp dẫn với luật lệ chặt chẽ, thỉnh thoảng có “vòng quay may mắn” và “ngôi sa...

[Phần 2] Về những vùng lõm thực tại: khảo sát ý niệm “thế giới” từ lý thuyết Alfred Schutz

Đức Anh Kostroma  (Viết từ Hà Nội) Xem phần 1  (tiếp) Vẫn còn một khái niệm trong bảng trên chưa được xét đến. Để tránh sự phức tạp của việc phải thám cứu sâu vào ký hiệu học văn hóa của Lotman (điều nằm ngoài mục đích của bài viết này) nhằm minh định các hệ thống làm nên một thực thể văn bản, chúng ta tập trung vào một loại ranh giới quan trọng và có liên đới đến triết học của Alfred Schutz: các khung khổ . Khung khổ (frame) của Lotman là loại ranh giới  phân định giữa cái là thế giới văn bản nghệ thuật và cái là thế giới bên ngoài văn bản hoặc thế giới một văn bản nghệ thuật khác, tương đương với ý niệm “đường biên” của Schutz. Đối với Schutz, tương quan giữa bên trong một sub-universe và thực tại bên ngoài đời sống tồn tại một đường biên (borders). Nhưng ý niệm về một đường biên như vậy cũng có thể được sử dụng trong tương quan hai sub-universe với nhau. Chính Lotman đã làm điều này: ông coi cái khung tranh là đường biên của thế giới nghệ thuật trong bức tranh. Xa hơn...