Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Một phỏng vấn trên QĐND Cuối tuần

  Sinh năm 1993, Vũ Đức Anh là gương mặt nổi bật của thế hệ tác giả trẻ hiện nay với những tiểu thuyết và tiểu luận văn học được đánh giá cao. Theo Vũ Đức Anh, nhiệm vụ của mỗi nhà văn không phải là tìm lấy bản sắc Việt ở trong một tư liệu, một thực tại nào đó, mà là tìm kiếm trong chính mình, như thế sẽ ra được một khuôn mặt văn chương Việt Nam với thế giới. Phóng viên Báo Quân đội nhân dân Cuối tuần có cuộc trò chuyện với nhà văn trẻ xung quanh vấn đề này. Tự nhìn nhận mình hằng ngày Phóng viên (PV):  Xuất hiện chưa lâu nhưng liên tục ra mắt tác phẩm mới, lại ở thể loại văn học vẫn được cho là tốn sức như tiểu thuyết. Đã có không ít lời khen dành cho cả tác giả và tác phẩm, còn bản thân Đức Anh, có khi nào tự đánh giá về mình? Nhà văn Đức Anh:  Có hai việc mà các nhà văn vẫn làm thường ngày, đó là tự nhìn nhận mình và trì hoãn viết tác phẩm mới. Tôi nghĩ hai chữ “nhà văn” rất khác hai chữ “tác giả”. ...

Dòng sông rực rỡ

 trong một tôn giáo nọ, có một học thuyết gọi là nhị đế. Một cách nôm na, chúng ta có hai loại hiện thực. Một loại là hiện thực như ta đang thấy, cuộc sống của ta, mọi người, thiên nhiên, đất đai tiêu thổ, miếng ăn, quần sịp, tình yêu và bức xúc…gọi là Tục đế. Nhưng có một loại hiện thực khác vượt trên nó, gọi là chân đế. Cách hiểu của tôi với tôn giáo này có thể còn mông muội, nhưng tôi chắc là có thể đúng với văn chương. Văn chương có lẽ không phải là để tố cáo thế tục, mà là để chỉ cho người ta cách nhìn vào chân đế - cái hiện thực của chân lý kia, theo kiểu của nó. Như vậy thì câu chuyện về văn học phản ánh hiện thực hay giả tưởng gì đó… sẽ tiêu biến đi như một vấn đề không nên đặt. nói như vậy thì chắc là quá nhiều và quá đơn điệu. nhưng đấy là chỉ dấu cho mỹ cảm của tôi khi đọc một cái gì cụ thể, như thế, ngày càng bớt phụ thuộc vào keyword, tên tác giả. Nhiều ảo tưởng tan đi. Đỡ buồn hơn khi phải nhận xét tiêu cực cho văn một người bạn lớn đã đau đớn và vất vả, cố sống cố ch...

Định nghĩa Chơi - Kim Định

Đa Minh Lương Kim Định (trích từ Phong Thái An Vi) ĐỊNH NGHĨA CHƠI 1. Ta thường hiểu chơi là không làm gì. Đó là nghĩa thấp nhất. Chơi cũng hiểu là giải trí để làm việc tốt hơn. Nghĩa này cũng còn tiêu cực tuy nhiên đã cần thiết vì nó làm nên nhịp âm đối với làm là nhịp dương. Sự thực chơi có nghĩa bao la và rất tích cực gồm cả văn hóa và siêu linh. Ta quen nói chơi đàn, chơi nhạc, chơi cờ, chơi chữ, nó chơi tôi...những chữ chơi đó nói lên sự bao la lớn rộng cũng như nét vi tế của chữ chơi, mà sau đây ta sẽ xét qua. 2. Trước hết chơi là một biểu lộ của sự sống có tính cách nội khởi, tự động, phổ biến. Chơi không những có ở nơi người, chơi còn có cả trong con vật. Hãy xem quanh ta nào mèo, nào chó, ôi thôi nó chơi, nó giỡn tưng bừng.Bò, heo, gà, vịt đều chơi cả. Thế là ta biết chơi gắn liền với sống, sống càng mạnh chơi càng nhiều. 3. Chơi còn là một biểu lộ rất sớm; nơi con người nó xuất hiện ít tháng sau khi sinh. Chơi choán trọn mấy năm đầu, chưa làm cái chi khác nhưng đã có chăng ch...

Triết

  Dạo gần đây khi mất ngủ giữa đêm, tôi đâm ra đọc lại triết học. Đọc mỗi thứ một chút, nhớ ra gì đọc đó, cả đông tây, cả trên web. Cuộc đọc lần này không phải vì tò mò như của thời hai mươi, hay để đua với chữ cho bằng phân ai, cũng không phải là xem bản chất của bất cứ điều gì, đơn giản là đọc vì thấy cần thiết một hướng tìm ra cách suy tư vui vẻ và hài hoà về ý nghĩa sống của mình. Đúng ra thì con người chẳng cần phải đọc gì để có được chân lý của chính họ. Cho nên cũng chẳng cao siêu gì đâu: những kẻ còn phải đọc là vì còn khổ sở. Đầy người sống rất lạc quan và đơn giản. Hegel (hoặc Lương Kim ĐỊnh bịa ra) dùng một từ là “sự đau khổ của Civilisation Parlante”: tức là - trông thế thôi - đây là thời bi kịch của nền văn minh nói. Nhiều sách vở, lắm lý lẽ, con người lúc nào cũng hoảng hốt. Cuộc đọc êm dịu vì diễn ra với đêm. Khổ nhất là phải đọc triết học bằng tinh thần nghiên cứu - điều tôi đã cố làm trong suốt tuổi trẻ. Nhưng tất nhiên, lúc ấy cũng có một kiểu hạnh phúc bồng bột...

Tầng

  Trong cuốn sổ thực dụng của tôi về tiểu thuyết, một cuốn tiểu thuyết lớn, thường được hình dung như một toà nhà với cấu trúc bốn tầng. Ở tầng hầm B2, thấp nhất, là những gì khởi nguyên con người gửi vào những truyện kể. Tầng này chứa thể tính của chân lý, và những cánh cửa khải huyền lý giải hoặc kiến tạo thực tại. (Người ta thường nhầm với triết học hay tư tưởng - mặc dù cũng liên quan và cùng mục đích - nhưng văn chương thật ra đi một con đường khác). Đây là tầng vô hình nhất mà không nhiều nhà văn chạm đến. Tầng hầm B1, là những gì ta thường gọi là chủ đề. Tầng này là những gì ta đã biết về thế giới, nhưng được tiểu thuyết gom lại và soi sáng, qua hệ thống ám dụ. Chẳng hạn, về tôn giáo, thiết chế xã hội, về tình yêu, thân phận của ABC trong XYZ. Tầng này thu hẹp cái mênh mông của vũ trụ vào một ngả đường gọn hơn. Tầng trệt là câu chuyện. Tại đây những chủ đề được kích hoạt và phát triển, nhưng không bằng tiểu luận, mà bằng sức sống của nhân vật. Và tầng lầu là văn bản, với văn...

Tường thuật buổi Toạ đàm - Giao lưu, ra mắt tác phẩm "Nhân Sinh Kép: Sống Hai Cuộc Đời"

 (Tạp chí Văn Hoá và Phát Triển)  Ngày 25/3 tại Hà Nội đã diễn ra buổi giao lưu ra mắt tác phẩm “Nhân sinh kép: Sống hai cuộc đời” của nhà văn Đức Anh. Chương trình được tổ chức bởi Linh Lan Books. Tại đây, nhiều vấn đề của diện mạo văn chương thế hệ 9x đã được phân tích dưới những góc nhìn thú vị.  Buổi ra mắt sách quy tụ nhiều nhà văn tiêu biểu của “thế hệ Y” như Nhật Phi, Hiền Trang, Đinh Phương, Phạm Giai Quỳnh, Thục Linh cùng với sự dự khán, trao đổi của các nhà chuyên môn như nhà văn Nguyễn Vinh Huỳnh, nhà văn Đỗ Bích Thuý, nhà báo Phan Đăng, nhà văn Tống Phước Bảo, hoạ sĩ Hoàng Đậu Xanh, tác giả - BTV Nguyễn Bảo Ngọc…. Đặc biệt, sự kiện thu hút hàng trăm độc giả ở mọi thế hệ, cho thấy được sức hấp dẫn chưa hề phai nhạt của văn học Việt Nam đương đại.    “Nhân sinh kép: Sống hai cuộc đời” (NXB Phụ Nữ Việt Nam, 2023) là tác phẩm giả tưởng li kì viết về thế giới của những người có hai thân xác nhưng chung một linh hồn, hay còn được gọi là “nhân sinh kép”. Nh...