Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Viết chữa lành hay Văn chương của hướng nội

“Thôi cũng đành cúi xuống Cho mộng đời thoát đi” (Vũ Thành An) Đối với những người đã hiểu quá rõ nỗi đau hay niềm trống vắng vô biên bên trong cá nhân mình, và dành cả đời đi đào bới thế giới tinh thần với hy vọng để lấp đầy cái nỗi đau ấy, đối với những người như thế, thời sự văn học không có một mảy may ý nghĩa. Sẽ rất vô nghĩa nếu chúng ta nói với họ rằng ở đâu đó, chẳng hạn Nga, chẳng hạn Đan Mạch, có một nhà văn lớn, uy tín lắm, có từ hai đến ba kiệt tác đảo điên sắp lộn trái cả ngôn ngữ nhân loại y như bít tất, và đang chuẩn bị chìa tài khoản để nhận tiền giải Booker. Họ không quan tâm đâu. Vâng, mang căn cước những kẻ hướng nội - họ là những kẻ dửng dưng độc đáo, họ ý thức về cái đẹp và hơn ai hết là những kẻ rất mực nhạy cảm với nghệ thuật, nhưng không văn chương nào đến được với họ theo cách thông thường. Họ là một thế giới đóng cửa, đổ keo vào ổ khoá, để một khe hẹp cho một số dạng văn chương chui vào, rồi họ nuốt lấy. Họ hấp háy đôi mắt hiếu kỳ trước những giá trị thẩm mỹ, ...

“Tinh anh phát tiết” hay Ẩn ức trong nghệ thuật

  Bài trước: TIÊU HOÁ ẨN ỨC CÁCH NÀO? (ANTG Giữa tháng số tháng 9/2021) Giữa nghệ thuật và những ẩn ức cá nhân có một mối quan hệ không hề dễ khái quát. Mối quan hệ ấy phức tạp hơn cả cách hiểu đơn thuần là cái này làm nên cái kia, hay ngược lại. Vì thế, so với con người bình thường xưa nay đã mang một nhân tâm đầy rẫy bí ẩn, thì thế giới của “con người nghệ thuật” còn kì bí hơn gấp nhiều lần. Ẩn ức có quan trọng với nghệ thuật? Tại sao một số nhà văn lại viết và nghĩ quá nhiều những chuyện không phải của họ, những hoạ sỹ lại vẽ điên cuồng, những diễn viên sa đoạ vì không thoát nổi vai diễn và có những người sẽ tự sát nếu không được chơi nhạc? Tại sao đại văn hào Áo Thomas Bernhard lại có thể nguyền rủa, mỉa mai trong suốt mấy trăm trang dài trong “Diệt Vong” như vậy, trở thành một kiệt tác của sự căm thù? Trong dân gian luôn lưu truyền cái nhìn rất ngộ nghĩnh về những nghệ sỹ: họ khác đời, họ lập dị và họ “hâm”. Nhưng cái hâm của họ chứa một chút gì đấy siêu nhiên và hấp ...

Lê Tuyên trong cái nhìn mơ mộng - Trịnh Nữ

  Trịnh Nữ NGUYỄN MẠNH TIẾN [Diễn giải về phê bình hiện tượng học văn học Lê Tuyên] Nhà nghiên cứu phê bình Lê Tuyên - Ảnh tư liệu của Nguyễn Đắc Xuân Tóm tắt: Ngày nay nhìn lại, chúng ta thừa nhận, ngay từ những năm 60 thế kỷ trước, Lê Tuyên qua hàng loạt những nghiên cứu, phê bình xuất sắc, mang chiều sâu triết học văn học về ca dao, Nguyễn Khuyến, Tản Đà, Tú Xương, Vũ Hoàng Chương, Truyện Kiều, Chinh Phụ Ngâm… đã dịch chuyển thành công phê bình văn học vào hệ hình hiện đại. Lê Tuyên với phương pháp phê bình hiện tượng học văn học và phê bình phân tâm học văn bản kiểu Bachelard đã lấy văn bản làm trung tâm của hoạt động diễn giải văn học.  Thế nhưng, thật kỳ lạ, di sản phê bình văn học của Lê Tuyên, cũng như của phương pháp phê bình hiện tượng học văn học tại Việt Nam, lại hoàn toàn bị chìm trong quên lãng. Cái tên Lê Tuyên, và hơn thế, tầm quan trọng của phương pháp phê bình hiện tượng học, có thể nói không ngoa, đã bị lịch sử của ...

TẠI SAO VIẾT VĂN LÀ MỘT LỰA CHỌN KHÔN NGOAN

 Sự thật là dù có bình đẳng về tính cách, sở thích hay quan điểm sống, thì phẩm chất mỗi con người là khác nhau. Có những người thông minh cực độ, và có những người thì lại quá chậm hiểu. Chỉ có những người ở vị trí trung bình mới hay thích dĩ hoà vi quý giữa những sự khác nhau về trí não ấy: những người này hay chơi môn thể thao kéo kẻ thông thái xuống cho bằng với người ít thông minh, và nâng những người ngu ngốc lên một tầm mà họ không còn thấy bình an như trước. Nếu ở nhà quá lâu, dần dần ta không còn nhận thấy được sự đa dạng của thế giới nữa. Khi được nhìn qua màn hình, thế giới mất một bước để đến với não của chúng ta: trước hết, giả dụ nếu ta nhìn thấy con đường trên video, đầu ta sẽ tiếp nhận một ký hiệu, một dấu chỉ (“a, đó là con đường”) và sau đó bản năng của nó sẽ lục trong ký ức những gì liên quan đến con đường, để bù đắp thêm ý nghĩa chocon đường trên màn hình. Nó cồng kềnh hơn nhiều so với việc nhìn con đường ngoài đời thực và cảm nhận qua đủ năm giác quan. Trong Se...

TIÊU HOÁ ẨN ỨC CÁCH NÀO?

(Bài đã đăng ANTG cuối tháng 7/2021)   Sự khác biệt kinh điển giữa lý thuyết và thực tế luôn chỉ nằm ở một biến số: con người. Và đó là lý do vì sao, sau tất cả, mọi công cụ quản trị, mọi tư duy dù tốt đến đâu về một công việc cũng luôn luôn không “chọc” được vào cái chỗ bí hiểm nhất của sự sản xuất cũng như sinh tồn, đấy là sự khác biệt giữa từng cá thể. Vì thiên thời hay địa lợi đều có thể khái quát hoá được, còn con người thì không.    Kết quả là, dẫu cho sách self-help tạm thời làm cho chúng ta tưởng rằng vẫn có công thức áp dụng cho việc thay đổi bản thân hay quản lý người khác nhằm tạo ra hiệu suất lao động, thì như bạn thấy đấy, cuối cùng chẳng có gì thay đổi, ngoại trừ việc số đầu sách Self-help về đề tài đó cứ tăng lên mỗi năm.  Chúng ta vẫn thường nói con người khác nhau ở những điều cơ bản tính cách hay sở thích, hay xu hướng...nhưng đứng đằng sau tất cả những điều ấy, ở một tâng cơ bản hơn, có một yếu tố chi phối và kích hoạt chúng. Yếu tố này tạo nên tín...

Sống hai cuộc đời (Mở đầu)

      “C on người thật ra không là một , mà đúng ra là hai...   Tôi tự nhủ rằng nếu mỗi yếu tố có thể trú ngụ trong một nhân dạng riêng thì cuộc sống sẽ nhẹ đi được hết mọi nỗi khôn kham’     Robert Louis Stevenson . “ Bác sĩ Jekyll và ông Hyde .”    GIỚI THIỆU: Kiên và Vũ - bề ngoài là hai sinh thể, sống hai nơi khác nhau - nhưng bản chất dùng chung một linh hồn, nên họ chỉ là một người.  Linh hồn ấy - tức nhân vật tôi-  phải cùng lúc quản lý cuộc sống của cả hai. Nhưng một ngày nọ, tôi đã lựa chọn sống thể xác của Kiên - một thể xác ưu việt hơn, có điều kiện may mắn hơn. Và trong lúc để mặc cho Vũ sống đời bản năng, anh ta đã bị giết trong một vụ xô xát. Kiên sẽ né tránh hay chịu trách nhiệm cho phần đời còn lại của Vũ - sinh thể thứ hai của mình? Nhưng chưa dừng lại ở đó, Kiên khám phá ra rằng anh không phải là người duy nhất Chào mừng đến với thế giới của những “nhân sinh kép” - những kẻ số...