Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Ám ảnh “Con nhà người ta” và Áp lực đồng trang lứa

  (Bài đã đăng An Ninh Thế Giới Giữa Tháng - số tháng 05/2022) Một trong những thuật ngữ của ngành khoa học tâm lý vốn đầy tính chuyên ngành: “Áp lực đồng trang lứa” (Peer Pressure) bỗng nhiên thịnh hành thời gian gần đây, nhận được sự quan tâm của cả phụ huynh lẫn các bạn trẻ. Loại áp lực quen thuộc có thể gây hậu quả lớn Áp lực đồng trang lứa nghĩa là một dạng sức ép tâm lý, dẫn đến các biểu hiện tiêu cực. Sức ép này có nguồn gốc từ việc bị chính bản thân mình hoặc người khác - nhất là gia đình - so sánh với bạn bè cùng trang lứa. Sự so sánh ở đây là về ngoại hình, của cải, năng lực (học tập, làm việc) lẫn xuất thân hoặc thành tựu, với tần suất liên tục, và hầu như là để dè bỉu, hạ thấp đối tượng. Áp lực đồng trang lứa xuất hiện ở tất cả các lứa tuổi, tuy nhiên biểu hiện nặng nhẹ sẽ khác nhau. Trẻ mầm non, mẫu giáo dễ có biểu hiện tiêu cực như giận dỗi, thậm chí là gây gổ với những đứa trẻ khác, được cha mẹ chúng yêu thương hơn, thường là anh chị em họ trong gia đình. Với những h...

“Chiến lược cuộc đời” - dấu hỏi thế giới đa nhiệm

 (Bài đã đăng An Ninh Thế Giới giữa tháng - số tháng 3-2022) Cơn sốt trong tương lai gần của trái đất chúng ta sẽ không phải chỉ là dịch bệnh, chiến tranh, chuyển nhượng bóng đá   hay giá dầu mỏ, mà sẽ là sốt… ruột. Đối diện với một thế giới đa nhiệm, từng phút giây yêu cầu ta phải cập nhật, xử lý công việc tức thời, và muôn vàn căng thẳng, có lẽ việc đáng làm nhất của chúng ta là ngồi lại bên ly trà sáng - không phải để quay tiktok - mà là để nhìn lại chính mình, trong một kỹ nghệ lớn lao của đời sống. Đó là tổ chức chiến lược cuộc đời.   Quy hoạch năng lượng sống   Frédéric Beigbeder - một nhà văn hài hước của nước Pháp đương đại - rất cực đoan trong quan điểm rằng người thì tiến hoá từ vẹt chứ không phải tinh tinh. Ông không ngừng ngạc nhiên về bản tính “ngồi lê đôi mách” và ưa hóng chuyện của “homo sapiens”. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng tình hình không đến nỗi tệ như vậy. Việc mất thời gian quý báu vào những chuyện tán gẫu hay hóng chuyệ...

Thấy gì từ Giải thưởng Hội Nhà Văn Việt Nam 2021

    Một ví dụ xoàng” của Nguyễn Bình Phương đạt giải thưởng Hội Nhà văn, “Nắng Thổ Tang” của Đinh Phương đạt giải thưởng dành cho tác giả trẻ, và ở hạng mục lý luận phê bình, giải thưởng Hội Nhà Văn được trao cho cuốn sách “Văn bản văn học và sự bất ổn của nghĩa”   PGS-TS Trương Đăng Dung. Hầu hết các tác phẩm đạt giải thưởng Hội Nhà Văn Việt Nam đều xuất hiện thầm lặng, nhưng lại của những tác giả đã có sự nghiệp lẫy lừng hoặc ghi dấu ấn đậm nét trong văn học Việt Nam đương đại. Nhìn kỹ vào những tác phẩm này, ta nhìn thấy những chuyển động không hề nhỏ của một thời đại, xoay quanh một câu chuyện giải thưởng   Từ bất cứ nơi đâu trên thế giới, ở bất cứ một lĩnh vực nghệ thuật nào, mỗi khi có giải thưởng hằng năm đều tạo riêng cho nó những diễn đàn xung quanh.   Giải thưởng văn chương luôn là điều cần thiết cho văn học nghệ thuật, ở những lẽ sau đây. Thứ nhất, giải thưởng văn học mang lại cho văn chương những lợi ích   hữu hình. Song...

Viết chữa lành hay Văn chương của hướng nội

“Thôi cũng đành cúi xuống Cho mộng đời thoát đi” (Vũ Thành An) Đối với những người đã hiểu quá rõ nỗi đau hay niềm trống vắng vô biên bên trong cá nhân mình, và dành cả đời đi đào bới thế giới tinh thần với hy vọng để lấp đầy cái nỗi đau ấy, đối với những người như thế, thời sự văn học không có một mảy may ý nghĩa. Sẽ rất vô nghĩa nếu chúng ta nói với họ rằng ở đâu đó, chẳng hạn Nga, chẳng hạn Đan Mạch, có một nhà văn lớn, uy tín lắm, có từ hai đến ba kiệt tác đảo điên sắp lộn trái cả ngôn ngữ nhân loại y như bít tất, và đang chuẩn bị chìa tài khoản để nhận tiền giải Booker. Họ không quan tâm đâu. Vâng, mang căn cước những kẻ hướng nội - họ là những kẻ dửng dưng độc đáo, họ ý thức về cái đẹp và hơn ai hết là những kẻ rất mực nhạy cảm với nghệ thuật, nhưng không văn chương nào đến được với họ theo cách thông thường. Họ là một thế giới đóng cửa, đổ keo vào ổ khoá, để một khe hẹp cho một số dạng văn chương chui vào, rồi họ nuốt lấy. Họ hấp háy đôi mắt hiếu kỳ trước những giá trị thẩm mỹ, ...

“Tinh anh phát tiết” hay Ẩn ức trong nghệ thuật

  Bài trước: TIÊU HOÁ ẨN ỨC CÁCH NÀO? (ANTG Giữa tháng số tháng 9/2021) Giữa nghệ thuật và những ẩn ức cá nhân có một mối quan hệ không hề dễ khái quát. Mối quan hệ ấy phức tạp hơn cả cách hiểu đơn thuần là cái này làm nên cái kia, hay ngược lại. Vì thế, so với con người bình thường xưa nay đã mang một nhân tâm đầy rẫy bí ẩn, thì thế giới của “con người nghệ thuật” còn kì bí hơn gấp nhiều lần. Ẩn ức có quan trọng với nghệ thuật? Tại sao một số nhà văn lại viết và nghĩ quá nhiều những chuyện không phải của họ, những hoạ sỹ lại vẽ điên cuồng, những diễn viên sa đoạ vì không thoát nổi vai diễn và có những người sẽ tự sát nếu không được chơi nhạc? Tại sao đại văn hào Áo Thomas Bernhard lại có thể nguyền rủa, mỉa mai trong suốt mấy trăm trang dài trong “Diệt Vong” như vậy, trở thành một kiệt tác của sự căm thù? Trong dân gian luôn lưu truyền cái nhìn rất ngộ nghĩnh về những nghệ sỹ: họ khác đời, họ lập dị và họ “hâm”. Nhưng cái hâm của họ chứa một chút gì đấy siêu nhiên và hấp ...

Lê Tuyên trong cái nhìn mơ mộng - Trịnh Nữ

  Trịnh Nữ NGUYỄN MẠNH TIẾN [Diễn giải về phê bình hiện tượng học văn học Lê Tuyên] Nhà nghiên cứu phê bình Lê Tuyên - Ảnh tư liệu của Nguyễn Đắc Xuân Tóm tắt: Ngày nay nhìn lại, chúng ta thừa nhận, ngay từ những năm 60 thế kỷ trước, Lê Tuyên qua hàng loạt những nghiên cứu, phê bình xuất sắc, mang chiều sâu triết học văn học về ca dao, Nguyễn Khuyến, Tản Đà, Tú Xương, Vũ Hoàng Chương, Truyện Kiều, Chinh Phụ Ngâm… đã dịch chuyển thành công phê bình văn học vào hệ hình hiện đại. Lê Tuyên với phương pháp phê bình hiện tượng học văn học và phê bình phân tâm học văn bản kiểu Bachelard đã lấy văn bản làm trung tâm của hoạt động diễn giải văn học.  Thế nhưng, thật kỳ lạ, di sản phê bình văn học của Lê Tuyên, cũng như của phương pháp phê bình hiện tượng học văn học tại Việt Nam, lại hoàn toàn bị chìm trong quên lãng. Cái tên Lê Tuyên, và hơn thế, tầm quan trọng của phương pháp phê bình hiện tượng học, có thể nói không ngoa, đã bị lịch sử của ...