Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Em còn nhớ hay em đã quên

 Những cuộc nghe nhạc - nhất là (nhưng cũng không hẳn "nhất là") nhạc Trịnh tạo cho cuộc đời những dấu ấn. Không gì giúp người ta ghi nhớ bằng các mốc điểm đã qua trong cuộc đời như là một cuốn tiểu thuyết hay một bản nhạc. Nếu ai không có may mắn ấy, tức đã từng yêu một âm nhạc hoặc đọc những quyển sách, nhất định cuộc đời sẽ rơi vào một cái khung của tiểu sử, sẽ rất dễ cảm thấy đời mình không phải là của mình, mà như là một ai đó đọc từ wikipedia mà ra. (Càng những người ra sức làm Thương hiệu cá nhân, lại càng sống cuộc đời bất định hơn nữa, đến mức tưởng là rất ổn định, thế nên thời đại này người ta rất ham muốn có được cá tính - vẫn quên chưa viết về câu chuyện về cá tính). Một giai điệu cũ bay qua, thế là cả một thời gian sống dậy, tất cả những cảm giác và sự sống ta từng có, ở một buổi sáng hay buổi chiều nọ. Vì cách hành xử của âm nhạc không giống như ngôn ngữ: âm nhạc là thu vào, còn ngôn ngữ là lọc ra. Nhạc Trịnh thì lại rất nhiều dấu mốc: một đêm, một hôm, một ngà...

LOREM IPSUM

Người trong ảnh là Umberto Eco. Triết gia, nhà văn kiệt xuất, mất cách đây vài ngày. Đời người kể ra vậy là dài, ra đi như ông là thanh thản, và sướng: ông thậm chí còn đủ thời gian bình luận về những gì Roland Barthes chưa kịp làm trước khi chết. Sướng này còn cho cả người khác nữa, đặc biệt là người Việt Nam chúng tôi. Giờ đây ai hiểu biết gì về Eco cứ mặc sức tung ra, đáng hoan nghênh lắm. Và nữa, tràn trề hy vọng những quyển sách quan trọng nhất của Eco sẽ được dịch và in, như quyển Opera Aperta, chứ không phải chỉ đọc những tiểu thuyết ăn khách hay vài bài báo khoa học Nguyễn Văn Dân dịch trên VHNN nữa. Ai yêu công nghệ từng biết đến đoạn văn bản "Lorem ipsum dolor....", một đoạn văn chạy theo một thuật toán có thể dài vô tận nếu muốn. Nó xuất hiện trên các website đang xây dựng dở, hoặc web mẫu. Nó hoàn toàn vô nghĩa (chính xác là mất nghĩa), có tác dụng làm nội dung giả vờ cho web. Nhưng ngoài côg nghệ ra, Văn bản giả, hay Lorem ipsum, xuất hiện trong hầu hết tất cả lĩ...

Thế mà là trinh thám ư? (2): El Club Dumas

Ta cần thấy những gì vốn tưởng là bản chất, thì lại không phải. Đã rất nhiều lầm tưởng xảy ra, rằng án mạng - thám tử - tình nghi là những gì quyết định văn học trinh thám. Việc đọc cũng đi tong cũng chỉ vì tưởng: rất không ít người đọc Việt Nam chỉ đi chăm chăm dán nhãn cho tác phẩm, bằng những tiêu chuẩn rất vớ vẩn - đa phần từ các nhà nghiên cứu mà ra. Nhưng các nhà nghiên cứu, đặc biệt là nhà nghiên cứu trinh thám, đặc biệt hơn nữa là từng làm luận văn thạc sỹ về văn học trinh thám, thì càng ít biết về trinh thám. Tính hài hước, chính xác hơn là giễu cợt (parodie), là một yếu tố rất rất quan trọng của trinh thám, kể cả là trinh thám đen. 

Tiếng gọi ngàn

Đoàn Giỏi (1925 - 1989) Khi đọc xong Tiếng Gọi Ngàn , tôi chợt nảy ra hai ý nghĩ. Ý nghĩ thứ nhất, lờ mờ nhưng lại rõ ràng: tôi đã từng đọc nó, vào khoảng năm 2008 hay 2010 - ở một tiệm sách cũ, thời điểm đó, gần như không có ấn tượng gì lắm. Ý nghĩ thứ hai, một điều gì đó lôi tôi về trang đầu của tập truyện ngắn cùng tên. Tôi cảm thấy cần phải đọc tất cả các truyện trong tuyển tập đó: Cây Đước Cà Mau, Chim Bay Trên Trời Hà Nội, Chuyến Xe Thổ Mộ Ngày Giáp Tết và Rừng Đêm Xào Xạc. Và tôi đã linh cảm đúng, Tiếng Gọi Ngàn có một vị trí khác, nó gần như không đại diện cho tập truyện. Nó chẳng đại diện cho điều gì cả, ngoại trừ chính giá trị văn chương của nó. 

Thế mà là trinh thám ư?

Nhã Nam giới thiệu bộ ba cuốn sách của Pierre Lemaitre, hai trong số đó "Alex" và "Ba ngày và một đời" được xếp vào trinh thám và bản thân tác giả cũng được giới thiệu là cây viết trinh thám hàng đầu nước Pháp (chúng ta sẽ thấy Trinh Thám của Nhã Nam luôn luôn đứng về phía của Văn học Hàn lâm, và nghĩa là kẹt giữa hai dòng. Một động tác “kéo chúng xích gần nhau”, theo như nhà văn Nguyễn Đình Tú).

Diệt vong

Không nên giật tít vì giật tít là giả dối. (Tuy không giật tít, ở khía cạnh tỏ ra giản dị, cũng là giả dối). Yêu đời? Đương nhiên, nên như thế. Nhưng trong một phút giây nào đấy, ta có căm ghét cuộc sống của mình không? Cái đó thường xảy ra, thậm chí xảy ra vào lúc hoàn toàn bình ổn (không phải lúc ta phát hiện ra người thân nào đó của mình chỉ là một kẻ nịnh bợ hoặc hóa ra ta chính là con ông chú ruột). Sự căm ghét không phải là với cái đáng để ghét, mà là với những cái ta vẫn ca tụng là điều bình thường giản dị. Ghét vợ, ghét người thân, ghét cái áo đang mặc, ghét cái tư thế ngồi xe của ông chú và ghét chính mình. Sự căm ghét cuộc sống không phải là một thái độ, nó là một thăng hoa: khi phát hiện ra cái khía cạnh đáng căm ghét của đời sống. Trước hết, tôi vẫn thấy rằng (sau bao nhiêu trầy trật), một văn chương tốt (đặc biệt là tiểu thuyết) là một văn chương biết đến chừng mực của chính nó. Nói thẳng ra, nó phải biết kể chuyện, phải có quy tắc nhất định. Nhưng trên đời khôn...

Phố huyện (I): Thế là xóm tôi được đặt tên phố [Update 16/2]

Thế là nhà tôi được nằm trên con phố đặt tên đường. Tức là bỗng rất oách, có số ở phố Trần Thị Dung. Đây không phải là một sự bắt đầu, mà lại là một sự kết thúc. Kết thúc của một pha giãn nở đã diễn ra mấy chục năm nay.