Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ 2020

Tác giả của "Đảo Bạo Bệnh" đoạt giải cuộc thi tiểu thuyết, truyện và ký về đề tài Công An Nhân Dân

  Cuộc thi sáng tác “Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống” lần thứ 4 giai đoạn 2017 - 2020 đã chọn được 21 sáng tác để trao giải. Trong đó, một tác giả 9x ngoài ngành CAND đã thắng giải Ba.  Nhà văn Đức Anh (bìa trái, thứ 2) nhận giải. Ảnh Thùy Liên Vào hồi 14h30 chiều ngày 28/10/2020 tại Hà Nội, Bộ Công An phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức Lễ Tổng kết và Trao giải cuộc thi sáng tác tiểu thuyết, truyện và ký về đề tài "Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống" lần thứ 4, giai đoạn 2017 - 2020. Thượng tướng Nguyễn Văn Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Chủ tịch Hội đồng Chỉ đạo cuộc thi; nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam; đồng Chủ tịch Hội đồng chỉ đạo, đồng Trưởng Ban tổ chức cuộc thi đã đến dự và trao thưởng cho các tác giả đoạt giải.  Từ khoảng 130 bản thảo tham dự và hưởng ứng cuộc thi. Sau vòng Sơ khảo và Chung khảo, Ban tổ chức đã chọn trao giải cho...

Tác giả lý giải sức hút của nhân vật tội phạm

  Các cây bút trinh thám Việt nhận định tội phạm dần chiếm ngôi trung tâm của dòng văn học này, thay vì nhân vật chính diện. Tại tọa đàm sáng 7/11 ở Hà Nội, hai diễn giả - tác giả trinh thám Kim Tam Long và Đức Anh - phân tích sức hấp dẫn ở siêu trộm Arsene Lupin trong tác phẩm của Maurice Leblanc, từ đó nhìn lại quá trình phát triển của dạng nhân vật tội phạm nói chung. Siêu trộm Arsene Lupin là một trong những hình tượng phản diện hàng đầu của văn học trinh thám, được Leblanc xây dựng đối trọng với nhân vật chính diện lẫy lừng trước đó - Sherlock Holmes của Sir Arthur Conan Doyle. Diễn giả Đức Anh tại tọa đàm "Kẻ phản diện quyến rũ - Tại sao ta yêu thích những tội phạm tài tử?", tổ chức nhân ngày mất của đại văn hào Pháp Maurice Leblanc (11/12/1864 - 6/11/1941). Ảnh: Facebook Đức Anh. Các câu chuyện về siêu trộm ra đời năm 1905, khi người bạn của nhà văn Maurice Leblanc - vốn là chủ tòa soạn báo - muốn có một nhân vật nổi tiếng như...

ĐẢO BẠO BỆNH (NXB CAND - 2020)

  ĐẢO BẠO BỆNH (NXB CAND - 2020) 🔖 Thể loại: Crime Fiction 🔖 Tác giả: Đức Anh 🔖 Xuất bản: 09/2020 🔖 Đơn vị phát hành: NXB Công An Nhân Dân 🔖 Số trang: 280 ☑  Giá bìa: 100.000 VNĐ ☑Tham khảo review:  Goodreads;   Trang Trinh Thám;    Webdocsach , Phunuonline , Sachdenroi , Ngaynay.vn ☑ OFFICIAL FANPAGE 📒 Đọc thử và đặt mua qua Book365                                                        LOGLINE Đảo Thiên Đường, một huyện đảo yên bình đang từng ngày thay da đổi thịt, nhưng một ngày kia bị cô lập bởi một căn bệnh kì lạ gây ra bởi virus mang tên Phantom-X. Căn bệnh lây lan rất nhanh và cướp đi sinh mạng của nhiều người, những người may mắn sống sót bị biến dạng toàn bộ cơ thể. Giữa tình thế nguy hiểm, một vụ án mạng được phát hiện trên đảo, với nạn nhân “chỉ” là một bà lão mắc bệnh tâm thần. K...

Hoàng Hải Thuỷ: Những người đọc Duyên Anh

  Một ngày rất gần đây, đúng ra là cách đây một tháng, tôi có dịp nói chuyện với một thiếu phụ duyên dáng ái mộ tiểu thuyết và thích gặp những người viết văn. Những ai quá mê tiểu thuyết thường mê luôn cả người viết những tiểu thuyết làm mình say mê. Họ tưởng tượng ra người viết như những siêu nhân hoặc phải hào hoa phong nhã, tình tứ lắm, căn cứ trên những tác phẩm mà nhà văn đó viết. Theo như kinh nghiệm của tôi, thường thì những cuộc tìm gặp này giữa người viết và người đọc chẳng đưa các đương sự đi tới đâu, ngoài việc làm cho người đọc thất vọng vì người viết không giống với mẫu người hào hoa mà họ tưởng tượng và người viết bị mất một số thì giờ vô bổ. Người thiếu phụ độc giả tôi nói tới đây là người Huế. Và đàn bà Huế có lẽ là những người đàn bà đa tình nhất ba miền Việt Nam. Nàng nói với tôi là nàng lãng mạn và nàng mê tiểu thuyết lắm. Nàng là nữ sinh Đồng Khánh và nàng nói đến Duyên Anh: - Thời còn đi học, em mê tiểu thuyết Duyên Anh lắm. Lạ kỳ là cả...

Trò chơi của khiếm diện: Văn học Trinh thám Việt Nam 20 năm đầu thế kỷ XXI

Bài viết đăng lại từ  Zzz Review  số 8.  Nguồn: Ở đây Thời gian đọc:   41   phút “Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng rồi đây thành công của tiểu thuyết Việt Nam sẽ không phải là ở dạng tiểu thuyết chính thống kiểu tự vấn, tự sự mà có khả năng sẽ rơi vào dạng tiểu thuyết mua vui cũng được một vài trống canh: dạng tiểu thuyết tình cảm, tiểu thuyết phiêu lưu, trinh thám hoặc cái gì từa tựa như thế.” ( Nguyễn Huy Thiệp ,  Giăng lưới bắt chim : “Thời của tiểu thuyết “)

[COFFEE SHARING] MỘT TƯƠNG LAI 'AI' VIẾT VĂN

THÔNG TIN CHUNG: - Thời gian: 12/06/2020 | 19h45 - Hình thức: Coffee Sharing (thuyết trình + thảo luận) - Địa điểm: Tổ Chim Xanh, 19 Đặng Dung, Hà Nội - Tổ chức bởi: CLB Văn Học Trẻ Hà Nội DIỄN GIẢ KHÁCH MỜI: - Vũ Kiều Chinh (Cử nhân Lý luận văn chương, ĐHSP - Admin Thư viện Ơ Kìa Hà Nội) - Đức Anh (tác giả các tiểu thuyết trinh thám, viễn tưởng: "Tường lửa", "Thiên thần mù sương") - Khách mời bí mật: Một nữ tác giả đạt giải Văn Học Tuổi 20 - Điều phối viên: Mai Trang (Tổ Chim Xanh) CHỦ ĐỀ THẢO LUẬN: - Văn chương và công thức sáng tạo - Lao động sáng tạo của một human-writer - Văn chương sẽ "trông như thế nào" nếu người viết là AI? 📝 QUÝ VỊ VUI LÒNG ĐIỀN THÔNG TIN Đăng kí tham dự sự kiện tại: http://bom.to/1-tuong-lai-register 📝 Link Event (thông tin cụ thể): http://bom.to/1-tuong-lai-event

(Truyện ngắn) Người Sưu Tầm - Đức Anh

Đ ứ c Anh Kostroma Truyện ngắn (Đã đăng tạp chí Văn Nghệ Quân Đội số 950 / 2020) Trong cuộc đời lái taxi của tôi – mà phần lớn là vui vẻ (lát nữa tôi sẽ nói tại sao) – chưa bao giờ có một giai đoạn trầm buồn như năm ấy. Hay do hồi ấy tôi đã 33 tuổi rồi? Vì người ta nói – thực ra là một khách hàng của tôi trên đoạn đường qua ngã tư Đặng Thùy Trâm – chiều cao con người bắt đầu thấp dần từ năm 31 tuổi, là vì có một chiếc sừng mọc ngược vào trong, kéo chùng thân ta xuống. Đúng là vậy, tôi chỉ còn cao 170 cm so với cách đấy mấy năm (171cm). Nhưng quan trọng hơn: tôi không những lùn đi, mà hình như có một lớp polyeste vô hình nguội lạnh đã phủ khắp thân thể tôi. Những cơn ngứa, và nhất là những bức bối khó tả tựa như ai đó vừa xức lên một thứ dầu nóng bỏng vào các vùng không có lông, chỉ còn có thể giải thích theo cách ấy.

Lịch sử xuất bản Arsene Lupin từ 1986 đến nay

Nguồn ảnh từ đơn vị xuất bản ARSENE LUPIN Ở VIỆT NAM Nhân dịp bộ sách #Arsene_Lupin sắp trở lại, có lẽ là bộ tương đối đúng thứ tự nhất, chúng ta sẽ điểm qua lịch sử in ấn Arsene Lupin ở Việt Nam Cho bác nào chưa biết (nhưng chắc cực ít, chủ yếu là các bạn trẻ): Arsene Lupin là series mystery / thriller của tác giả Maurice Leblanc, có 25 tập tất cả (với 5 tập do người khác viết cùng). Ban đầu đăng trên tạp chí Je sais tout (dịch là “Biết tuốt”). Nhân vật chính là siêu trộm Lupin - một đối thủ lớn của các thể loại cảnh sát, thám tử và triệu phú - và đôi khi chính gã cũng làm thám tử để tự giải oan cho mình. Về điều này, chúng ta sẽ có một bài chuyên sâu khác nhé. Bữa trước (nhưng cách đây cũng vài năm) có một vài bác đã đưa ra một danh mục khá hòm hòm. Ở đây tôi cũng xin góp thêm vài ý, không biết có đầy đủ không (tôi nghĩ thiếu là cái chắc), xin bổ sung và góp ý.

KEIGO giết con mèo

Văn chương trinh thám hay nhất năm (2019) qua là J.D Baker, còn chi tiết ấn tượng nhất? Chắc mọi người đều đoán được: con mèo bị giết trong Ác Ý. Ở đây, tôi sẽ cho thấy một khía cạnh khác của chi tiết này.  Trong ảnh bài post, ngoài con mèo của Keigo, ta sẽ thấy một con mèo thứ hai: nó xuất hiện  trong phim Superman 1978. Khác với mèo của Keigo, chú (nhưng khả năng là cô) mèo Mỹ kia cũng đi lang thang ("và giờ đây sao con miu ơi đi hoang nơi nào") rồi được cứu bởi Clark Kent (Kal-El): anh chàng siêu nhân bay xuống giải thoát con vật  trên cây cho cô chủ nhỏ tóc vàng. Chi tiết này được lặp lại trong phim hoạt hình Superman Doomsday. (1)  Một con mèo bị giết và một con mèo được cứu, cùng ở đầu tác phẩm.  Chúng giống nhau ở chỗ nào? Cùng là một chi tiết nhỏ và cùng tiết lộ tính cách của nhân vật, tuy con mèo Nhật Bản là một cú lừa, nhưng trước tiên hiệu ứng là như thế đã.  Cứu Con Mèo không phải là một scene vu vơ trong một bộ phim nào đó. Đây là một truyền th...

Đường thoát: Sex Joke

(Để ảnh này vì ngày xưa Blog các cụ rất hay để hoa. Nó liên quan đến câu chuyện dưới đây) Gần đây có vẻ nhiều người hào hứng với "âm hộ" nhỉ? Đa phần sinh trước năm 1995. Góp thêm một yếu tố vào sự quan sát thế hệ. 

“Ẩn ức trắng” - màn giao hưởng những cú “turning” 🕸

Ẩn Ức Trắng có ba vụ án chính, nhưng thực tế con số phải là năm. Với chỉ hơn 300 trang nhưng trình ra một hệ thống nhân vật không hề đơn giản, với nhiều mối quan hệ chằng chịt.

Quãng đời ở Đà Nẵng (I)

"Chiều xưa phai nắng dấu mòn đưa lối Soi bóng chung đôi mà ngỡ chia phôi"

[PODCAST] ĐỐI THOẠI MỞ - Trinh thám Việt – Chờ được đánh thức! - VOV2 và VOV6

View on Vocaroo >> VOV6 - Từng trải qua giai đoạn vàng son những năm 30 của thế kỷ trước, trinh thám Việt đang có những tín hiệu hồi sinh đáng mừng với sự xuất hiện của nhiều tác giả trẻ. Thể loại này đem lại những thách thức và cơ hội nào cho người viết? Mời quý vị và các bạn cùng trò chuyện với tác giả Đức Anh, cây bút 9x viết tiểu thuyết trinh thám. (Đối thoại mở ngày 11/03/2020)

[RADIO] Đánh thức Trinh thám Việt - VOV6

THÔNG TIN Chương trình nằm trong chuỗi phóng sự về Trinh Thám của VOV - Đài tiếng nói Việt Nam. Trong chương trình này: - Khái quát lịch sử Trinh thám Việt - Phỏng vấn Đức Anh về tác phẩm Tường Lửa AUDIO Download (Google Drive)

Virus Corona là chính chúng ta

Lưu ý: Bài viết này lấy từ Blog của TS. Trần Ngọc Hiếu, có tính chất sưu tầm. Chúng tôi không hề có công sức gì ở đây, chỉ đăng tải lại. Michael Marder là giáo sư triết học tại Đại học xứ Basque. Tôi chú ý đến ông khi quan tâm đến những động hướng phát triển của phê bình sinh thái. Ông là một học giả được nhắc đến nhiều trong nhánh nghiên cứu Critical Plant Studies với các chuyên luận như P lant-Thinking: A Philosophy of Vegetal Life  (2013),  The Philosopher’s Plant: An Intellectual Herbarium  (2014),  Through Vegetal Being: Two Philosophical Perspectives  (đồng tác giả với Luce Irrigaray). Bài viết này của ông có lẽ mới là một phác thảo ý tưởng nhưng tôi cho rằng ông có tiếp thu tư tưởng của Gilles Deleuze về tồn tại: tồn tại tức là đang trở thành. Marder nhận thấy xã hội loài người trên thực tế đang ở trong quá trình trở thành virus. Và nhận thức này đòi hỏi con người trước hết phải nghĩ khác đi về chính mình và xã hội loài người.

Một dòng sách: Gothic Mystery

Chính vì nghe các admin 4T tiết lộ sách mới của Joel Dicker đang được NXB Phụ Nữ sale từ mức giá rất cao xuống còn mức giá hơi cao nên phải mua luôn. Tôi biết, vâng ạ, dòng sách Gothic Mystery cực kỳ quyến rũ (và đi đôi với nó: rất khó bán, vì trước hết là dày). Có một bạn review là "vẫn rất Joel Dicker, mỗi nhân vật đều có tuyến truyện riêng". Vâng, đấy chính là một trong nhiều đặc điểm của thể loại này.

Hanoi Writers’ meetup - Exp Sharing

Introduction: An event to meet up, share or ask about our writing experiences. Tentative themes with sharings of people working in respective fields. We can share about challenges in those fields and from there learn more about the writing industry/ landscape. 

Em còn nhớ hay em đã quên

 Những cuộc nghe nhạc - nhất là (nhưng cũng không hẳn "nhất là") nhạc Trịnh tạo cho cuộc đời những dấu ấn. Không gì giúp người ta ghi nhớ bằng các mốc điểm đã qua trong cuộc đời như là một cuốn tiểu thuyết hay một bản nhạc. Nếu ai không có may mắn ấy, tức đã từng yêu một âm nhạc hoặc đọc những quyển sách, nhất định cuộc đời sẽ rơi vào một cái khung của tiểu sử, sẽ rất dễ cảm thấy đời mình không phải là của mình, mà như là một ai đó đọc từ wikipedia mà ra. (Càng những người ra sức làm Thương hiệu cá nhân, lại càng sống cuộc đời bất định hơn nữa, đến mức tưởng là rất ổn định, thế nên thời đại này người ta rất ham muốn có được cá tính - vẫn quên chưa viết về câu chuyện về cá tính). Một giai điệu cũ bay qua, thế là cả một thời gian sống dậy, tất cả những cảm giác và sự sống ta từng có, ở một buổi sáng hay buổi chiều nọ. Vì cách hành xử của âm nhạc không giống như ngôn ngữ: âm nhạc là thu vào, còn ngôn ngữ là lọc ra. Nhạc Trịnh thì lại rất nhiều dấu mốc: một đêm, một hôm, một ngà...

LOREM IPSUM

Người trong ảnh là Umberto Eco. Triết gia, nhà văn kiệt xuất, mất cách đây vài ngày. Đời người kể ra vậy là dài, ra đi như ông là thanh thản, và sướng: ông thậm chí còn đủ thời gian bình luận về những gì Roland Barthes chưa kịp làm trước khi chết. Sướng này còn cho cả người khác nữa, đặc biệt là người Việt Nam chúng tôi. Giờ đây ai hiểu biết gì về Eco cứ mặc sức tung ra, đáng hoan nghênh lắm. Và nữa, tràn trề hy vọng những quyển sách quan trọng nhất của Eco sẽ được dịch và in, như quyển Opera Aperta, chứ không phải chỉ đọc những tiểu thuyết ăn khách hay vài bài báo khoa học Nguyễn Văn Dân dịch trên VHNN nữa. Ai yêu công nghệ từng biết đến đoạn văn bản "Lorem ipsum dolor....", một đoạn văn chạy theo một thuật toán có thể dài vô tận nếu muốn. Nó xuất hiện trên các website đang xây dựng dở, hoặc web mẫu. Nó hoàn toàn vô nghĩa (chính xác là mất nghĩa), có tác dụng làm nội dung giả vờ cho web. Nhưng ngoài côg nghệ ra, Văn bản giả, hay Lorem ipsum, xuất hiện trong hầu hết tất cả lĩ...

Thế mà là trinh thám ư? (2): El Club Dumas

Ta cần thấy những gì vốn tưởng là bản chất, thì lại không phải. Đã rất nhiều lầm tưởng xảy ra, rằng án mạng - thám tử - tình nghi là những gì quyết định văn học trinh thám. Việc đọc cũng đi tong cũng chỉ vì tưởng: rất không ít người đọc Việt Nam chỉ đi chăm chăm dán nhãn cho tác phẩm, bằng những tiêu chuẩn rất vớ vẩn - đa phần từ các nhà nghiên cứu mà ra. Nhưng các nhà nghiên cứu, đặc biệt là nhà nghiên cứu trinh thám, đặc biệt hơn nữa là từng làm luận văn thạc sỹ về văn học trinh thám, thì càng ít biết về trinh thám. Tính hài hước, chính xác hơn là giễu cợt (parodie), là một yếu tố rất rất quan trọng của trinh thám, kể cả là trinh thám đen. 

Tiếng gọi ngàn

Đoàn Giỏi (1925 - 1989) Khi đọc xong Tiếng Gọi Ngàn , tôi chợt nảy ra hai ý nghĩ. Ý nghĩ thứ nhất, lờ mờ nhưng lại rõ ràng: tôi đã từng đọc nó, vào khoảng năm 2008 hay 2010 - ở một tiệm sách cũ, thời điểm đó, gần như không có ấn tượng gì lắm. Ý nghĩ thứ hai, một điều gì đó lôi tôi về trang đầu của tập truyện ngắn cùng tên. Tôi cảm thấy cần phải đọc tất cả các truyện trong tuyển tập đó: Cây Đước Cà Mau, Chim Bay Trên Trời Hà Nội, Chuyến Xe Thổ Mộ Ngày Giáp Tết và Rừng Đêm Xào Xạc. Và tôi đã linh cảm đúng, Tiếng Gọi Ngàn có một vị trí khác, nó gần như không đại diện cho tập truyện. Nó chẳng đại diện cho điều gì cả, ngoại trừ chính giá trị văn chương của nó. 

Thế mà là trinh thám ư?

Nhã Nam giới thiệu bộ ba cuốn sách của Pierre Lemaitre, hai trong số đó "Alex" và "Ba ngày và một đời" được xếp vào trinh thám và bản thân tác giả cũng được giới thiệu là cây viết trinh thám hàng đầu nước Pháp (chúng ta sẽ thấy Trinh Thám của Nhã Nam luôn luôn đứng về phía của Văn học Hàn lâm, và nghĩa là kẹt giữa hai dòng. Một động tác “kéo chúng xích gần nhau”, theo như nhà văn Nguyễn Đình Tú).

Diệt vong

Không nên giật tít vì giật tít là giả dối. (Tuy không giật tít, ở khía cạnh tỏ ra giản dị, cũng là giả dối). Yêu đời? Đương nhiên, nên như thế. Nhưng trong một phút giây nào đấy, ta có căm ghét cuộc sống của mình không? Cái đó thường xảy ra, thậm chí xảy ra vào lúc hoàn toàn bình ổn (không phải lúc ta phát hiện ra người thân nào đó của mình chỉ là một kẻ nịnh bợ hoặc hóa ra ta chính là con ông chú ruột). Sự căm ghét không phải là với cái đáng để ghét, mà là với những cái ta vẫn ca tụng là điều bình thường giản dị. Ghét vợ, ghét người thân, ghét cái áo đang mặc, ghét cái tư thế ngồi xe của ông chú và ghét chính mình. Sự căm ghét cuộc sống không phải là một thái độ, nó là một thăng hoa: khi phát hiện ra cái khía cạnh đáng căm ghét của đời sống. Trước hết, tôi vẫn thấy rằng (sau bao nhiêu trầy trật), một văn chương tốt (đặc biệt là tiểu thuyết) là một văn chương biết đến chừng mực của chính nó. Nói thẳng ra, nó phải biết kể chuyện, phải có quy tắc nhất định. Nhưng trên đời khôn...

Phố huyện (I): Thế là xóm tôi được đặt tên phố [Update 16/2]

Thế là nhà tôi được nằm trên con phố đặt tên đường. Tức là bỗng rất oách, có số ở phố Trần Thị Dung. Đây không phải là một sự bắt đầu, mà lại là một sự kết thúc. Kết thúc của một pha giãn nở đã diễn ra mấy chục năm nay. 

Thiên thần mù sương - Chương 1: Chuyến Xe Lạ

Xem  Giới thiệu CHƯƠNG 1 "Cuối cùng thì tôi cũng bắt đầu tạo ra dấu mốc của riêng mình, tìm ra một cuộc phiêu lưu. Nhưng thực tế là chính cuộc phiêu lưu đó tìm đến tôi"  "I’d finally set out to make my mark; to find adventure. But instead adventure found me."  - Lana Croft, trò chơi điện tử TOMB RAIDER - 

Genre-Fiction Việt Nam – Triển vọng và thách thức

(Toàn văn Tham luận tham dự Hội nghị Viết văn trẻ Hà Nội 2019 tại Cúc Phương, Ninh Bình) Ngày hôm nay, tôi rất hân hạnh và vui mừng được tham dự Hội nghị Viết văn trẻ Hà Nội 2019 với chủ đề "Vai trò của đội ngũ nhà văn trẻ trong sáng tạo, cống hiến vì sự phát triển bền vững của Thủ đô và đất nước", được tổ chức bởi Hội Nhà Văn Hà Nội với sự đồng hành của UBND TP Hà Nội. Đây là một dịp quý giá để chúng tôi có cơ hội gặp gỡ giao lưu với các nhà văn thuộc nhiều thế hệ, cùng những người đại diện của các cơ quan hữu quan. 

Cái nhìn về những cái nhìn: Sử học của cơ thể hay Sự thống trị của nam giới

Rất lâu rồi từ cuốn Tri Thức Khách Quan (K. Popper), Những Huyền Thoại (Barthes), Kafka – vì một nền văn học thiểu số (Gilles và Deleuze) và Sự kiến tạo xã hội về thực tại (Peter L . Berger) mới đọc được một cuốn hay. Cuốn này:

Làn sóng Tào Đình và quá trình chu chuyển “hàng hóa” văn bản

Ngôn tình là gì và Ngôn tình có thể là những gì? Ngôn tình có đồng nghĩa với tiểu thuyết diễm tình? Nhưng trước tiên: Điều gì đã khiến dịch giả Trang Hạ chọn Tào Đình, ngay khi bản thân cô cũng biết rằng Tào Đình vào thời điểm ra sách “Xin lỗi em chỉ là con đĩ” chưa được xếp hạng trên thị trường Trung Quốc? Trong bài phỏng vấn của mình [1] , Trang Hạ giải thích như sau: “Tôi muốn tạo ra thị trường và độc giả riêng. Tôi phải đọc những bài phê bình văn học trước, từ những tạp chí như Văn tín, Văn học Trung Quốc, Thanh niên văn học …, vào những bảng xếp hạng sách. Thêm nữa, bên cạnh từ khóa chính là “cảm động”, thì đi kèm còn phải là “tiểu thuyết”, có cống hiến, được độc giả bình chọn… Chúng đưa tôi đi khá là đúng đường.”

Chí Phèo trong cái nhìn về giới

Hiếm có ở tác phẩm nào mà thế giới phụ quyền, nam quyền bị lung lay dữ dội như ở Chí Phèo.

[xa hiên nhỏ] chương 24 và vĩ thanh (end) - món quà từ kí ức

>>  Xa hiên nhỏ (Tất cả các chương) Chương 24 - Món quà từ ký ức Thêm một lần nữa. Trận nóng cuối cùng, nhưng lại là cao điểm nhất, hệt như dấu chấm than đỏ chói tiễn biệt tháng sáu. Một mùa hè xuất sắc - người ta bảo như vậy – quán quân về nhiệt độ trong suốt ba mươi sáu năm qua. Không ai ra ngoài. Một im lặng kinh người bao trùm thành phố. Riêng Thức gần như nằm một chỗ cả ngày. Cậu nghĩ về những chuyến đi đã qua, những hành trình sắp tới. Thỉnh thoảng một ý tưởng hay ho bật sáng trong đầu làm Thức vùng dậy. Nhưng chợt nhớ đến cái khí quyển như lò luyện công nghiệp nặng bên ngoài ô cửa sổ kia, cậu lại xìu xuống như bóng bay châm kim. Thức đọc lại cuốn tiểu thuyết về thám tử Lê Phong – quyển sách mà cậu đã thuộc đến từng dòng. Và lại càng củng cố niềm tin rằng những chuyện ly kỳ chỉ có thể xảy ra trong sách. Còn cuộc sống ngoài đời bao giờ cũng là chuỗi sự kiện hết sức lộn xộn, mọi điều bí ẩn nếu có chẳng qua chỉ đến từ những bọn hay đồn đoán thêu dệt và những kẻ thích l...