Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 2, 2020

Em còn nhớ hay em đã quên

 Những cuộc nghe nhạc - nhất là (nhưng cũng không hẳn "nhất là") nhạc Trịnh tạo cho cuộc đời những dấu ấn. Không gì giúp người ta ghi nhớ bằng các mốc điểm đã qua trong cuộc đời như là một cuốn tiểu thuyết hay một bản nhạc. Nếu ai không có may mắn ấy, tức đã từng yêu một âm nhạc hoặc đọc những quyển sách, nhất định cuộc đời sẽ rơi vào một cái khung của tiểu sử, sẽ rất dễ cảm thấy đời mình không phải là của mình, mà như là một ai đó đọc từ wikipedia mà ra. (Càng những người ra sức làm Thương hiệu cá nhân, lại càng sống cuộc đời bất định hơn nữa, đến mức tưởng là rất ổn định, thế nên thời đại này người ta rất ham muốn có được cá tính - vẫn quên chưa viết về câu chuyện về cá tính). Một giai điệu cũ bay qua, thế là cả một thời gian sống dậy, tất cả những cảm giác và sự sống ta từng có, ở một buổi sáng hay buổi chiều nọ. Vì cách hành xử của âm nhạc không giống như ngôn ngữ: âm nhạc là thu vào, còn ngôn ngữ là lọc ra. Nhạc Trịnh thì lại rất nhiều dấu mốc: một đêm, một hôm, một ngà...

LOREM IPSUM

Người trong ảnh là Umberto Eco. Triết gia, nhà văn kiệt xuất, mất cách đây vài ngày. Đời người kể ra vậy là dài, ra đi như ông là thanh thản, và sướng: ông thậm chí còn đủ thời gian bình luận về những gì Roland Barthes chưa kịp làm trước khi chết. Sướng này còn cho cả người khác nữa, đặc biệt là người Việt Nam chúng tôi. Giờ đây ai hiểu biết gì về Eco cứ mặc sức tung ra, đáng hoan nghênh lắm. Và nữa, tràn trề hy vọng những quyển sách quan trọng nhất của Eco sẽ được dịch và in, như quyển Opera Aperta, chứ không phải chỉ đọc những tiểu thuyết ăn khách hay vài bài báo khoa học Nguyễn Văn Dân dịch trên VHNN nữa. Ai yêu công nghệ từng biết đến đoạn văn bản "Lorem ipsum dolor....", một đoạn văn chạy theo một thuật toán có thể dài vô tận nếu muốn. Nó xuất hiện trên các website đang xây dựng dở, hoặc web mẫu. Nó hoàn toàn vô nghĩa (chính xác là mất nghĩa), có tác dụng làm nội dung giả vờ cho web. Nhưng ngoài côg nghệ ra, Văn bản giả, hay Lorem ipsum, xuất hiện trong hầu hết tất cả lĩ...

Thế mà là trinh thám ư? (2): El Club Dumas

Ta cần thấy những gì vốn tưởng là bản chất, thì lại không phải. Đã rất nhiều lầm tưởng xảy ra, rằng án mạng - thám tử - tình nghi là những gì quyết định văn học trinh thám. Việc đọc cũng đi tong cũng chỉ vì tưởng: rất không ít người đọc Việt Nam chỉ đi chăm chăm dán nhãn cho tác phẩm, bằng những tiêu chuẩn rất vớ vẩn - đa phần từ các nhà nghiên cứu mà ra. Nhưng các nhà nghiên cứu, đặc biệt là nhà nghiên cứu trinh thám, đặc biệt hơn nữa là từng làm luận văn thạc sỹ về văn học trinh thám, thì càng ít biết về trinh thám. Tính hài hước, chính xác hơn là giễu cợt (parodie), là một yếu tố rất rất quan trọng của trinh thám, kể cả là trinh thám đen. 

Tiếng gọi ngàn

Đoàn Giỏi (1925 - 1989) Khi đọc xong Tiếng Gọi Ngàn , tôi chợt nảy ra hai ý nghĩ. Ý nghĩ thứ nhất, lờ mờ nhưng lại rõ ràng: tôi đã từng đọc nó, vào khoảng năm 2008 hay 2010 - ở một tiệm sách cũ, thời điểm đó, gần như không có ấn tượng gì lắm. Ý nghĩ thứ hai, một điều gì đó lôi tôi về trang đầu của tập truyện ngắn cùng tên. Tôi cảm thấy cần phải đọc tất cả các truyện trong tuyển tập đó: Cây Đước Cà Mau, Chim Bay Trên Trời Hà Nội, Chuyến Xe Thổ Mộ Ngày Giáp Tết và Rừng Đêm Xào Xạc. Và tôi đã linh cảm đúng, Tiếng Gọi Ngàn có một vị trí khác, nó gần như không đại diện cho tập truyện. Nó chẳng đại diện cho điều gì cả, ngoại trừ chính giá trị văn chương của nó. 

Thế mà là trinh thám ư?

Nhã Nam giới thiệu bộ ba cuốn sách của Pierre Lemaitre, hai trong số đó "Alex" và "Ba ngày và một đời" được xếp vào trinh thám và bản thân tác giả cũng được giới thiệu là cây viết trinh thám hàng đầu nước Pháp (chúng ta sẽ thấy Trinh Thám của Nhã Nam luôn luôn đứng về phía của Văn học Hàn lâm, và nghĩa là kẹt giữa hai dòng. Một động tác “kéo chúng xích gần nhau”, theo như nhà văn Nguyễn Đình Tú).

Diệt vong

Không nên giật tít vì giật tít là giả dối. (Tuy không giật tít, ở khía cạnh tỏ ra giản dị, cũng là giả dối). Yêu đời? Đương nhiên, nên như thế. Nhưng trong một phút giây nào đấy, ta có căm ghét cuộc sống của mình không? Cái đó thường xảy ra, thậm chí xảy ra vào lúc hoàn toàn bình ổn (không phải lúc ta phát hiện ra người thân nào đó của mình chỉ là một kẻ nịnh bợ hoặc hóa ra ta chính là con ông chú ruột). Sự căm ghét không phải là với cái đáng để ghét, mà là với những cái ta vẫn ca tụng là điều bình thường giản dị. Ghét vợ, ghét người thân, ghét cái áo đang mặc, ghét cái tư thế ngồi xe của ông chú và ghét chính mình. Sự căm ghét cuộc sống không phải là một thái độ, nó là một thăng hoa: khi phát hiện ra cái khía cạnh đáng căm ghét của đời sống. Trước hết, tôi vẫn thấy rằng (sau bao nhiêu trầy trật), một văn chương tốt (đặc biệt là tiểu thuyết) là một văn chương biết đến chừng mực của chính nó. Nói thẳng ra, nó phải biết kể chuyện, phải có quy tắc nhất định. Nhưng trên đời khôn...

Phố huyện (I): Thế là xóm tôi được đặt tên phố [Update 16/2]

Thế là nhà tôi được nằm trên con phố đặt tên đường. Tức là bỗng rất oách, có số ở phố Trần Thị Dung. Đây không phải là một sự bắt đầu, mà lại là một sự kết thúc. Kết thúc của một pha giãn nở đã diễn ra mấy chục năm nay. 

Thiên thần mù sương - Chương 1: Chuyến Xe Lạ

Xem  Giới thiệu CHƯƠNG 1 "Cuối cùng thì tôi cũng bắt đầu tạo ra dấu mốc của riêng mình, tìm ra một cuộc phiêu lưu. Nhưng thực tế là chính cuộc phiêu lưu đó tìm đến tôi"  "I’d finally set out to make my mark; to find adventure. But instead adventure found me."  - Lana Croft, trò chơi điện tử TOMB RAIDER - 

Genre-Fiction Việt Nam – Triển vọng và thách thức

(Toàn văn Tham luận tham dự Hội nghị Viết văn trẻ Hà Nội 2019 tại Cúc Phương, Ninh Bình) Ngày hôm nay, tôi rất hân hạnh và vui mừng được tham dự Hội nghị Viết văn trẻ Hà Nội 2019 với chủ đề "Vai trò của đội ngũ nhà văn trẻ trong sáng tạo, cống hiến vì sự phát triển bền vững của Thủ đô và đất nước", được tổ chức bởi Hội Nhà Văn Hà Nội với sự đồng hành của UBND TP Hà Nội. Đây là một dịp quý giá để chúng tôi có cơ hội gặp gỡ giao lưu với các nhà văn thuộc nhiều thế hệ, cùng những người đại diện của các cơ quan hữu quan. 

Cái nhìn về những cái nhìn: Sử học của cơ thể hay Sự thống trị của nam giới

Rất lâu rồi từ cuốn Tri Thức Khách Quan (K. Popper), Những Huyền Thoại (Barthes), Kafka – vì một nền văn học thiểu số (Gilles và Deleuze) và Sự kiến tạo xã hội về thực tại (Peter L . Berger) mới đọc được một cuốn hay. Cuốn này:

Làn sóng Tào Đình và quá trình chu chuyển “hàng hóa” văn bản

Ngôn tình là gì và Ngôn tình có thể là những gì? Ngôn tình có đồng nghĩa với tiểu thuyết diễm tình? Nhưng trước tiên: Điều gì đã khiến dịch giả Trang Hạ chọn Tào Đình, ngay khi bản thân cô cũng biết rằng Tào Đình vào thời điểm ra sách “Xin lỗi em chỉ là con đĩ” chưa được xếp hạng trên thị trường Trung Quốc? Trong bài phỏng vấn của mình [1] , Trang Hạ giải thích như sau: “Tôi muốn tạo ra thị trường và độc giả riêng. Tôi phải đọc những bài phê bình văn học trước, từ những tạp chí như Văn tín, Văn học Trung Quốc, Thanh niên văn học …, vào những bảng xếp hạng sách. Thêm nữa, bên cạnh từ khóa chính là “cảm động”, thì đi kèm còn phải là “tiểu thuyết”, có cống hiến, được độc giả bình chọn… Chúng đưa tôi đi khá là đúng đường.”

Chí Phèo trong cái nhìn về giới

Hiếm có ở tác phẩm nào mà thế giới phụ quyền, nam quyền bị lung lay dữ dội như ở Chí Phèo.

[xa hiên nhỏ] chương 24 và vĩ thanh (end) - món quà từ kí ức

>>  Xa hiên nhỏ (Tất cả các chương) Chương 24 - Món quà từ ký ức Thêm một lần nữa. Trận nóng cuối cùng, nhưng lại là cao điểm nhất, hệt như dấu chấm than đỏ chói tiễn biệt tháng sáu. Một mùa hè xuất sắc - người ta bảo như vậy – quán quân về nhiệt độ trong suốt ba mươi sáu năm qua. Không ai ra ngoài. Một im lặng kinh người bao trùm thành phố. Riêng Thức gần như nằm một chỗ cả ngày. Cậu nghĩ về những chuyến đi đã qua, những hành trình sắp tới. Thỉnh thoảng một ý tưởng hay ho bật sáng trong đầu làm Thức vùng dậy. Nhưng chợt nhớ đến cái khí quyển như lò luyện công nghiệp nặng bên ngoài ô cửa sổ kia, cậu lại xìu xuống như bóng bay châm kim. Thức đọc lại cuốn tiểu thuyết về thám tử Lê Phong – quyển sách mà cậu đã thuộc đến từng dòng. Và lại càng củng cố niềm tin rằng những chuyện ly kỳ chỉ có thể xảy ra trong sách. Còn cuộc sống ngoài đời bao giờ cũng là chuỗi sự kiện hết sức lộn xộn, mọi điều bí ẩn nếu có chẳng qua chỉ đến từ những bọn hay đồn đoán thêu dệt và những kẻ thích l...

[xa hiên nhỏ] chương 23 - xa hiên nhỏ

Chương 23 – Xa Hiên Nhỏ >>  Xa hiên nhỏ (Tất cả các chương)   Ngần ấy năm lớn lên ở đây, tôi đã nghe được không biết bao nhiêu xao động. Chẳng phải là từ những thì thầm to nhỏ trong tán cây ngoài kia, mà là những xao động trong căn nhà này. Mọi ô cửa con, mọi đồ đạc cũ, từng quai nón, cuộn chỉ, phấn may, từng lọ hoa, chiếc ghế nhựa bợt màu, chiếc khăn thêu vụng về một đóa hồng mất cánh đắp lên trán tôi trong những trận sốt lì liệt... Hai chiếc phích nhôm lớn nhỏ mà tôi ngỡ rằng chúng là một cặp anh em cùng cha, chiếc cũi của con chó Toobey mà tôi thích đưa tay vân vê giọt sơn khô đọng lại... Rồi chiếc ngăn kéo tủ đã hỏng tay nắm mà tôi ngỡ như có thể tìm được mọi dụng cụ trên đời... Thảy thảy đều lớn lên cùng tôi, đều có với tôi những bí mật tận cùng. Trong những giấc mơ tuổi nhỏ, tôi ước mình bé lại gấp khoảng một trăm lần bây giờ, tôi sẽ cầm theo chiếc kim khâu của mẹ đi phiêu lưu xung quanh nhà mình, trèo qua khay đĩa nhựa, núp sau quyển truyện tranh, ngủ trên bánh x...